
Tình trạng ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm qua, nhất là thời điểm cuối năm, gây thiệt hại kinh tế. Nguyên nhân nào xảy ra tình trạng này và đặt ra vấn đề gì trong sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản của nước ta? Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ cùng bàn luận về câu chuyện này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao nhà nước Việt Nam bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Campuchia.- “Cần phải chống tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế”- Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022.- Gia tăng căng thẳng ngoại giao, Mỹ và Trung Quốc liên tục tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức của nhau
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên tiếng cảnh báo hoạt động ăn mừng kỳ nghỉ lễ sắp tới ở nhiều nước có thể “làm tăng ca mắc Covid-19, gây quá tải hệ thống y tế và dẫn tới thêm nhiều ca tử vong”, đồng thời đưa ra những báo cáo mới nhất đặc biệt lo ngại về tình trạng kháng vaccine, lây lan nhanh cả đối với những người đã tiêm đủ cũng như đã khỏi bệnh của biến chủng Omicron.
Việc nông sản ùn ứ ở cửa khẩu biên giới phía Bắc đang trở thành điệp khúc, đến hẹn lại lên, nhất là vào thời điểm cuối năm. Điều đáng nói là, trong khi hàng nghìn xe tải phải chầu trực chờ thông quan trên cửa khẩu thì vẫn có hàng đoàn xe tải chở nông sản từ các địa phương vẫn ùn ùn tiến về đây. Dù cho Bộ Công Thương, hải quan cửa khẩu đã có khuyến cáo nhưng tình trạng ách tắc cửa khẩu vẫn “tiến thoái lưỡng nan” . Bài toán cũ chưa có lời giải, vẫn là câu hỏi: 'Bao giờ hàng thôi nghẽn ở cửa khẩu'? Đây là vấn đề chúng tôi đề cập trong 10 phút SKLB hôm nay với sự tham gia của phóng viên Duy Thái thường trú khu vực Đông Bắc và phóng viên Chu Trinh thường trú khu vực ĐBSCL.
Trong cuộc sống hằng ngày, đồng bào dân tộc thiểu số, có một số hành vi, việc làm vi phạm pháp luật mà họ không hay biết. Chính vì vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số rất cần được tăng cường đẩy mạnh, để từng bước nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật do không hiểu biết đầy đủ về pháp luật. Với ý nghĩa như vậy, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1163 về “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”.
Trong một tháng trở lại đây, số ca mắc mới Covid 19 liên tục tăng nhanh tại hầu khắp các tỉnh, thành phố kéo theo đó là số bệnh nhân tử vong cũng tăng theo dù độ bao phủ vắc xin của nước ta đã đạt mức 80 triệu người tiêm mũi 1, và hơn 60 triệu người đã tiêm 2 mũi. Trước tình hình này, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra yêu cầu giảm số ca tử vong thông qua nhiều giải pháp.
Sáng 17/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu âu tại Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, tổ chức Diễn đàn pháp luật với chủ đề công tác thi hành án dân sự trong yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các ý kiến tham luận tại diễn đàn đều khẳng định công tác thi hành án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN VN. Phóng viên Đình Hiếu phản ánh:
Từ nhiều năm nay, vùng dân tộc thiểu số vẫn là nơi tồn tại 5 nhất, đó là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất. Từ thực tế đó, các chính sách, pháp luật đều dành những quy định riêng, có tính đặc thù giúp đồng bào dân tộc miền núi khắc phục được những khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đối tượng này khá nhiều, đa dạng và được nhiều lần sửa đổi song qua tổ chức thực hiện vẫn còn những bất cập.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay, nhằm chủ động kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn, UBND TP.HCM vừa ban hành khẩn kế hoạch xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến chủng Omicron.
Thế kỷ XXI được coi là “Thế kỷ biển và đại dương”. Trong xu thế chung là hợp tác, hội nhập và phát triển vẫn tồn tại những vấn đề phức tạp và nhạy cảm, tiềm ẩn những nhân tố khó lường. Để tăng cường quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần yêu nước nói chung và biển, đảo nói riêng trong các tầng lớp nhân dân là điều mang tính cấp thiết. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Nâng cao nhận thức về biển đảo và pháp luật biển đến mọi tầng lớp nhân dân”. Khách mời tham gia chương trình: - Thượng tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Chính ủy BTL Vùng Cảnh sát biển 1, BTL Cảnh sát biển Việt Nam - Ông Nguyễn Văn Quang, Bí thư Đảng ủy Chi đội Kiểm ngư số 4 - Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Đang phát
Live