Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, sáng nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ đại diện của Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.- Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương từ Thanh Hóa đến Quảng Bình khẩn cấp ứng phó với bão số 8.- Taliban – lực lượng đang kiểm soát Afghanistan đẩy mạnh đối thoại với thế giới, trong đó đáng chú ý là các cuộc gặp đang diễn ra tại Doha, Qatar, với Mỹ và Liên minh châu Âu.- Lãnh đạo Nga, Đức và Pháp điện đàm về thực thi giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraina.
Kết quả của một nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới được các nhà nghiên cứu Pháp thực hiện với trên 22 triệu người tiêm cho thấy, các loại vaccine Pfizer, Moderna và AstraZeneca đều có hiệu quả bảo vệ rất cao trước các nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19.
Để từng bước xã hội hóa công tác thi hành án dân sự theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị , từ thành công thí điểm thực hiện Chế định Thừa phát lại tại một số địa phương, từ năm 2016 chúng ta đã triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại trong toàn để thực hiện một số dịch vụ pháp lý, trong đó có việc xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án dân sự theo yêu cầu của cơ quan và cá nhân công dân nhằm giảm tai cho cơ quan thi hành án dân sự. Thực tế hoạt động của Thừa phát lại trong lĩnh vực thi hành án dân sự chưa hiệu quả, không đạt mục tiêu xã hội hóa lĩnh vực thi hành án dân sự như mong muốn.
Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều hệ luỵ về kinh tế nhưng cũng là chất xúc tác thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số. Thực tế cho thấy, dưới tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ, người dân và doanh nghiệp đã thực sự chuyển mình trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, tiến trình chuyển đổi số vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: không đồng đều trong thích ứng với sự thay đổi của công nghệ; hành lang pháp lý chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện cho chuyển đổi số và sự xuất hiện của các mô hình kinh tế số mới, cơ sở hạ tầng kinh tế số còn hạn chế... Cách tiếp cận lập pháp trong khung cảnh chuyển đổi số là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay.
Theo Phó Thủ tướng Nga Tachiana Golikova, tình hình dịch Covid-19 ở Nga hiện còn tồi tệ hơn một năm trước: tỷ lệ mắc bệnh đã cao gấp ba lần và ở trẻ em, tỷ lệ này đã tăng lên nhiều lần. Phó Thủ tướng Golikova đã đề xuất một gói biện pháp nhằm chống lại dịch bệnh mà không có biện pháp khắc nghiệt như đóng cửa.
Sự thành lập liên minh mới mang tên AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia đang tác động đến chiến lược an ninh của một số quốc gia trên thế giới. Pháp là một trong số đó. Thỏa thuận AUKUS đã củng cố quyết tâm của Pháp trong việc xây dựng cái mà Tổng thống Emmanuel Macron nhiều lần nhắc đến, đó là “quyền tự chủ chiến lược”, một khái niệm cho phép Pháp nói riêng và rộng hơn là EU triển khai các mục tiêu an ninh, kinh tế một cách độc lập với các cường quốc khác. Sau sự hình thành của AUKUS và Pháp đứng ngoài liên minh này, những bước đi của Paris nhằm thúc đẩy quyết tâm triển khai ý tưởng “tự chủ chiến lược” được thể hiện ra sao? Thách thức và cơ hội của chiến lược này như thế nào?
Hệ thống pháp luật của nước ta trong những năm gần đây đã từng bước được hoàn thiện, góp phần ổn định và thiết lập trật tự xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng trên thực tế vẫn còn một số hạn chế, như cồng kềnh, mất cân đối, không nhất quán, khó kiểm soát, khó áp dụng… Liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh hiện nay cũng đang có tới hàng chục đạo luật cùng nhiều văn bản dưới luật, có những quy định chồng chéo, bất cập, gây khó cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Thực tế này đòi hỏi Chính phủ, các bộ ngành địa phương cần tiếp tục có những động thái mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm đáp ứng mong mỏi của người dân và doanh nghiệp:
Hôm nay (04/10), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến công du Pháp. Điểm nhấn trong chuyến công tác ở Paris là cuộc gặp với giới chức Pháp để thảo luận về rạn nứt trong quan hệ hai nước. Dự kiến, nội dung các cuộc thảo luận giữa Ngoại trưởng Mỹ Blin-cừn với các quan chức Pháp sẽ tập trung vào các vấn đề như "an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cuộc khủng hoảng khí hậu, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và sự hợp tác với các đồng minh và các đối tác trong những thách thức và cơ hội toàn cầu". Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Pháp-Mỹ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tranh cãi liên quan thỏa thuận an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS), chuyến thăm Pháp của Ngoại trưởng Mỹ Blinken liệu có xoa dịu được sự giận dữ của Pa-ri về hợp đồng tàu ngầm bị đổ bể với Australia mà Mỹ có phần liên quan?
- Bến Tre: Giải pháp nào cứu Cồn Phú Đa sạt lở triển miên. Để người dân tự hào về nông sản. - Doanh nghiệp thủy sản phục hồi sản xuất sau giãn cách. - Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam: + Bà Rịa Vũng Tàu chống khai thác bất hợp pháp từ cảng cá. + PV Đại tá Trần Mạnh Chiến, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hài quân về hoạt động hỗ trợ ngư dân chống kbai thác bất hợp pháp. + Câu hỏi Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam.
Trong những năm qua, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập gây khó khăn, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội vẫn còn tồn tại. Liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh hiện nay cũng đang có tới hàng chục đạo luật cùng nhiều văn bản dưới luật có những quy định chồng chéo, bất cập, gây khó cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.- Hoạt động sản xuất đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp vì thế vốn đã và đang rất khó khăn do đại dịch Covid19 lại càng thêm khó khăn chồng chất. Vậy thực trạng này cần được tháo gỡ như thế nào? Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam bàn luận về câu chuyện này.
Đang phát
Live