Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã phải hy sinh, vất vả để nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng, trên thực tế còn không ít người vẫn ngang nhiên vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, tốn kém tiền của, khiến công tác chống dịch đã rất khó khăn lại càng chồng chất khó khăn hơn. Vì sao người dân lại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh dù đã được cảnh báo liên tục? Cần làm gì để nâng cao ý thức người dân? Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong các trường hợp này như thế nào?
Sau mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020, nước ta đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và huy động mọi nguồn lực để trẻ em ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn. Trong đó, Tháng Hành động vì trẻ em thường xuyên được tổ chức trong những năm qua cũng là một minh chứng về sự chung tay của toàn xã hội góp phần thực hiện các quyền trẻ em, thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, môi trường sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì vậy, ngày 07/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Và từ ngày hôm nay, 1.6, tháng Hành động vì trẻ em sẽ bắt đầu cùng nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
- Các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện nhiều giải pháp để tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp - Quản trị doanh nghiệp linh hoạt để vượt qua khó khăn - Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số - Lộ trình nào là hợp lý?
Mới đây, một chiếc máy bay của hãng hàng không Air France-KLM đã thực hiện chuyến bay đường dài đầu tiên từ Pháp đến Canada bằng nhiên liệu có thành phần là dầu ăn đã qua sử dụng. Không phủ nhận, đây là nỗ lực đáng kể trong bối cảnh ngành công nghiệp toàn thế giới đang từng bước thử nghiệm các loại nhiên liệu thay thế. Tuy nhiên, câu chuyện phát triển năng lượng bền vững ngành hàng không tại Pháp lại không hề đơn giản, thậm chí vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Học nghề ra trường có việc làm ngay với mức lương cao là vấn đề thực tế được nhiều người biết đến trong những năm gần đây. Nhưng tại sao vẫn có nhiều học sinh, phụ huynh chưa đặt ưu tiên chọn học nghề sau khi học xong THCS hay THPT? Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nêu ra ở đây là tùy từng điều kiện, năng lực, sở thích của từng học sinh và gia đình để lựa chọn học nghề cho phù hợp. Thực tế cho thấy, học nghề tiết kiệm thời gian, nhanh chóng tiếp cận thị trường lao động mà vẫn có cơ hội học tiếp các hệ cao hơn nếu người học đủ khả năng và mong muốn. Vậy giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đang phát triển theo mô hình đào tạo chất lượng cao như thế nào? Người học nghề sẽ nhận được những giá trị gì? Cơ hội học tiếp cận thị trường lao động sớm sẽ phù hợp với những ai? Khách mời là ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội:
Bắt đầu từ đầu tuần, hàng loạt các quốc gia châu Âu đã nới lỏng các biện pháp hạn chế, cho phép hầu hết các lĩnh vực kinh tế trở lại hoạt động bình thường, bất chấp sự lây lan của các biến thể virus đang gây nên một số lo ngại.
Làm việc với Bộ Y tế về các giải pháp phát triển ngành, đặc biệt là công tác phòng chống dịch thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo Bộ đưa ra những biện pháp ứng phó với dịch bệnh hiệu quả hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Trước mắt là chuẩn bị tốt cho cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.- Từ 0 giờ sáng nay 15/5, đồng loạt 12 chốt kiểm soát dịch ở các cửa ngõ ra vào tp HCM bắt đầu đi vào hoạt động, nhằm tầm soát và ngăn chặn dịch.- Hơn 200 cán bộ y tế của tỉnh Quảng Ninh cũng đã đến Bắc Giang để trợ giúp địa phương này tăng tốc dập dịch.- Dù mới bước vào mùa mưa nhưng nhiều đoạn đê bao ở Sóc Trăng đã sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân.- Giao tranh Israel-Palestine bước sang ngày thứ 5 liên tiếp đang tạo ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ở dải Gaza.- Nga sếp Mỹ và Cộng hòa Séc vào danh sách là các quốc gia không thân thiện.
Hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta. Với biến chủng mới, có mức độ lây nhiễm cao, lây lan nhanh trong cộng đồng và đã có nhiều trường hợp mắc COVID-19 phát hiện tại khu công nghiệp như tại Hải Dương, Bắc Giang… Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có văn bản hoả tốc gửi các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp. Nếu như ở giai đoạn đầu khi dịch COVID-19 xuất hiện ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hóa - ở cả 2 chiều: nguồn cung nguyên liệu và đầu ra cho quá trình sản xuất - thì giờ đây, COVID-19 đã tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Không còn khó khăn về nguyên liệu sản xuất cũng như đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu (như dệt may, da giày…) đã có đủ đơn hàng cho cả năm, nhưng mối lo về môi trường làm việc an toàn, thiếu công nhân, lao động, việc làm… lại đang hiện hữu. Cộng đồng doanh nghiệp - chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn đã khó khăn trước tác động của đại dịch COVID-19 gần 2 năm qua, nay lại càng khó khăn hơn, cần những giải pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh bàn luận về vấn đề này.
Sau khi tòa án thành phố Évry ở phía Nam thủ đô Paris ra phán quyết có lợi cho các tập đoàn hóa chất trong vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga - công dân Pháp gốc Việt, các luật sư của bà Nga khẳng định đã sẵn sàng kháng cáo.
Nhằm tránh tình trạng lãng phí vaccine ngừa Covid-19, kể từ ngày 12 tháng 5 tới, nước Pháp sẽ cho phép người trên 18 tuổi được tiêm chủng sớm hơn dự kiến.
Đang phát
Live