Sau mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020, nước ta đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và huy động mọi nguồn lực để trẻ em ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn. Trong đó, Tháng Hành động vì trẻ em thường xuyên được tổ chức trong những năm qua cũng là một minh chứng về sự chung tay của toàn xã hội góp phần thực hiện các quyền trẻ em, thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, môi trường sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì vậy, ngày 07/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Và từ ngày hôm nay, 1.6, tháng Hành động vì trẻ em sẽ bắt đầu cùng nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật vẫn luôn là vấn đề được chú ý xem xét khi thực thi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bởi không khó để chỉ ra những văn bản luật thiếu tính khả thi, những quy định xa rời cuộc sống. Thế nhưng, quy trình xây dựng luật có nhiều công đoạn, thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan và là hoạt động khó, phức tạp. Cần đổi mới quy trình hay cần siết chặt hơn kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong công tác xây dựng luật?
- Thành tựu công tác xây dựng pháp luật giai đoạn 2016-2021.- Đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo và lắng nghe ý kiến chuyên gia, người dân trong xây dựng pháp luật.
Những ngày gần đây dư luận bức xúc trước vụ việc một người cha ở tỉnh Lạng Sơn xích cổ con vào cột điện ven đường vì mục đích răn đe do con lười học. Nhiều người quan tâm về cách dạy con theo kiểu "thương cho roi cho vọt” liệu có còn phù hợp trong thời đại ngày nay? Làm thế nào để dạy con một cách hợp lý mà không vi phạm pháp luật? Chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành đề cập mối quan tâm này
- Quảng Ngãi lấy biển đảo làm chủ đạo để phục hồi du lịch; - Phỏng vấn Thượng tá Lê Văn Tú, Phó Chính uỷ BTL Vùng Cảnh sát biển 4 về tăng cường tuyên truyền pháp luật biển cho ngư dân. - Giữ gìn môi trường biển từ những hành động nhỏ;
Phát biểu thảo luận về báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa 14 của Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang nhắc đến sự cần thiết phải đề cao tính liêm chính trong xây dựng pháp luật. Theo Đại biểu, nếu thiếu điều này thì sẽ tạo ra những văn bản pháp luật nhiều khuyết tật. Trước đó, trong 1 hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã lưu ý phải chống cho được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Và muốn như vậy, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần phải giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật.
Hiện nay, việc mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra dễ dàng, phổ biến; đặc biệt là xuất hiện các công ty cung cấp dịch vụ bán cho khách hàng phần mềm thu thập thông tin cá nhân trái phép. Hậu quả là khiến nhiều người gặp rắc rối vì tin nhắn rác, tin nhắn quảng cáo và nặng hơn là trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.- Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ tình trạng vi phạm pháp luật về dữ liệu cá nhân phức tạp như hiện nay là do chế tài xử phạt các hành vi này còn thiếu hoặc chưa đủ sức răn đe, quy định pháp luật còn thiếu tính khả thi trên thực tế.- Vậy cần hoàn thiện pháp luật như thế nào để ngăn chặn hiệu quả việc mua bán dữ liệu cá nhân? Đây là nội dung được chúng tôi bàn luận với sự tham gia của Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp.
Hoàn thiện pháp luật là nhu cầu thiết yếu trong bối cảnh nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện với thế giới. Thời gian qua, đặc biệt là kể từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành, hệ thống pháp luật nước ta đã và đang được hoàn thiện một cách căn bản, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiếp tục được đặt ra, nhằm thu hút nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia theo các chuẩn mực quốc tế
- Vùng 4 Hải quân vững tay súng canh trời giữ biển. - Những người lính nhà giàn mài sắc ý chí, bảo vệ biển đảo. -Vươn khơi bám biển: Khai thác thuỷ sản an toàn, đúng pháp luật
- Tết Nguyên đán cận kề cũng là thời điểm tội phạm tàng trữ, buôn bán, sử dụng pháo trái phép gia tăng. Mặc dù là loại hàng hóa bị cấm lưu thông, buôn bán, sử dụng nhưng đến dịp cuối năm, nhiều loại pháo hoa, pháo nổ có thể gây nguy hiểm tính mạng, và làm mất an ninh trật tự lại được nhiều người tìm cách đưa ra thị trường và rao bán. Các lực lượng chức năng đã phối hợp như thế nào để ngăn chặn, xử lý loại tội phạm này? Loại pháo nào người dân được phép sử dụng để tránh vi phạm pháp luật? Trong chuyên mục Vấn đề xã hội chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Văn Cường Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội về nội dung này.
Đang phát
Live