Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ phạm tội ngày càng manh động, nguy hiểm hơn, gây hậu quả nghiêm trọng. Làm sao để tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cho giới trẻ, nhất là trong bối cảnh phát triển đa chiều thông tin của mạng xã hội, của thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay? Cơ quan chức năng cần phải làm gì để việc tuyên truyền pháp luật được giới trẻ tiếp nhận? Đây là chủ đề của câu chuyện thời sự hôm nay nhân Ngày Pháp luật Việt Nam hôm nay- 9/11, với sự tham gia của ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.
- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho giới trẻ: phải bắt đầu từ tuyên truyền pháp luật.- Nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên vùng lũ miền Trung.- Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan.
- Nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật: Những việc cần phải làm.- Đại tá Dương Văn Tiến, Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa với những chiến công thầm lặng.
- Làm gì để có thể giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp.- Chuyện người dân mua đất ở hàng chục năm nay không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
Thời gian qua, không ít tranh chấp, mâu thuẫn hoặc thậm chí đôi khi chỉ là những xích mích nhỏ trong cộng đồng dân cư ở xã, phường đã dẫn đến án mạng hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho chính người thân trong gia đình. Đáng nói, hiện tượng này không phải là cá biệt. Từ những vụ án hay vụ việc như vậy đặt câu hỏi về sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng cố tình không tuân thủ pháp luật của một số người và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân. Đây cũng là vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc khi chuẩn “tiếp cận pháp luật” nằm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Làm thế nào để việc đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thực chất, không hình thức, không nặng thành tích? Đây là chủ đề của câu chuyện thời sự hôm nay. Khách mời của chương trình là bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.
- Xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật: Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn.- Nhân tố có thể tái định hình chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ.- Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển đại học.- Ủy ban châu Âu đề xuất cải cách vận tải hàng không châu Âu là những thông tin được đề cập trong mục Hành tinh chuyển động.
Với hơn 8.700 văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tiến hành rà soát trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 đã phát hiện nhiều nội dung quy định trong các văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, hiện vẫn còn 32 trong tổng số 103 văn bản nợ chưa ban hành, trong đó có văn bản đã chậm hơn từ nhiều năm. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cần phải làm gì để khắc phục? BTV Lê Tuyết bàn luận với vị khách mời là ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI.
- Phòng chống tham nhũng cần được đẩy mạnh với những giải pháp đồng bộ hơn.- Thực trạng cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật tại một số cơ quan trên địa bàn TP Hà Nội
- Cải cách hành chính để giảm chi phí tuân thủ pháp luật: Những vấn đề đặt ra.- Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới Hà Tĩnh.
- Hoàn thiện thể chế để giảm chi phí số tuân thủ pháp luật cho người dân và doanh nghiệp.- Nâng cao chất lượng xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Đòi hỏi từ thực tế.
Đang phát
Live