“Hơn 60% văn bản hướng dẫn thi hành luật chậm ban hành” là con số thống kê do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đưa ra tại phiên họp mở rộng, xem xét thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết số 67 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, diễn ra sáng nay 6/9 tại Nhà Quốc hội.
- Tai nạn tàu cá, những lo ngại trong mùa mưa bão. - Vươn khơi bám biển: "Tăng cường phổ biến chính sách và pháp luật biển cho ngư dân vươn khơi". + Cảnh sát biển phối hợp huyện đảo Bạch Long Vỹ tăng cường phổ biến chính sách và pháp luật biển cho ngư dân vươn khơi + Phỏng vấn bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ thanh tra pháp chế, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT về những văn bản luật cần biết khi vươn khơi xa
Một trong những vấn đề quan trọng của Nhà nước pháp quyền trong tình hình mới hiện nay chính là hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp tạo ra nền tảng cơ bản để mọi người dân, cơ quan, tổ chức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật…Chuơng trình Pháp luật và đời sống hôm nay đề cập nội dung này.
Doanh nghiệp thủy sản khôi phục sản xuất trước ảnh hưởng dịch bệnh Những người lính nhà giàn DK1: Vững vàng nơi đầu sóng Phỏng vấn Đại tá Lương Đình Hưng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ pháp luật, BTL Cảnh sát biển Việt Nam về tuyên truyền pháp luật đến người dân vùng biển đảo
Thực hiện chức năng phản biện xã hội, thời gian gần đây, báo chí tích cực tham gia phòng chống tiêu cực, tham nhũng. Nhiều vụ tham nhũng được phát hiện, xử lý có đóng góp không nhỏ của đội ngũ báo chí, như các vụ đại án ở các ngân hàng, các vụ án tham nhũng đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh đến các vụ bổ nhiệm cán bộ thần tốc ở môt số ngành, địa phương… Tuy nhiên, trên thực tế, những người làm báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn, bị “trù dập”, cô lập, thậm chí bị hành hung, trong khi cơ chế bảo vệ nhà báo chưa thực sự hoàn thiện.
Từ lâu nước ta đã có nhiều văn bản chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các chính sách đó đã được pháp luật hóa bằng Luật Bảo vệ quyền người tiêu dùng, Luật cạnh tranh… và hàng chục Nghị định, Thông tư khác nhau. Vậy nhưng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn luôn là câu chuyện thời sự nóng bỏng với nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng như: bao giờ người tiêu dùng có thể yên tâm khi mua sắm, sử dụng hàng hóa dịch vụ? Bao giờ thì cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát huy được hiệu quả thực sự? Vậy cần những giải pháp gì để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng?
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã phải hy sinh, vất vả để nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng, trên thực tế còn không ít người vẫn ngang nhiên vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, tốn kém tiền của, khiến công tác chống dịch đã rất khó khăn lại càng chồng chất khó khăn hơn. Vì sao người dân lại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh dù đã được cảnh báo liên tục? Cần làm gì để nâng cao ý thức người dân? Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong các trường hợp này như thế nào?
Sau mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020, nước ta đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và huy động mọi nguồn lực để trẻ em ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn. Trong đó, Tháng Hành động vì trẻ em thường xuyên được tổ chức trong những năm qua cũng là một minh chứng về sự chung tay của toàn xã hội góp phần thực hiện các quyền trẻ em, thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, môi trường sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì vậy, ngày 07/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Và từ ngày hôm nay, 1.6, tháng Hành động vì trẻ em sẽ bắt đầu cùng nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp luật vẫn luôn là vấn đề được chú ý xem xét khi thực thi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bởi không khó để chỉ ra những văn bản luật thiếu tính khả thi, những quy định xa rời cuộc sống. Thế nhưng, quy trình xây dựng luật có nhiều công đoạn, thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan và là hoạt động khó, phức tạp. Cần đổi mới quy trình hay cần siết chặt hơn kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong công tác xây dựng luật?
- Thành tựu công tác xây dựng pháp luật giai đoạn 2016-2021.- Đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo và lắng nghe ý kiến chuyên gia, người dân trong xây dựng pháp luật.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)