Hơn 6.000 bị hại tại 49 tỉnh, thành phố tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp do Lê Xuân Giang cầm đầu, với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 1000 tỷ đồng là những con số đáng chú ý trong vụ án 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản' xảy ra tại Công ty CP Liên Kết Việt, đang được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm. Vì sao nhiều người dính bẫy của hoạt động bán hàng đa cấp trá hình đến vậy? Phải chăng do các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng, công tác quản lý còn chồng chéo, thiếu đồng bộ? Cần hoàn thiện pháp luật như thế nào để sớm ngăn chặn, không để các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trá hình lừa đảo người dân? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật BASICO.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15-4-2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định 137 đưa ra một số điểm mới trong công tác quản lý nhà nước về pháo và đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan. Nhiều người dân khi tiếp cận thông tin này tỏ ra ủng hộ vì cho rằng đây là nhu cầu thiết thực, nhưng cũng có ý kiến bày tỏ lo ngại về nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ô nhiễm, mất an ninh, trật tự. Một bộ phận người dân cũng đang hiểu nhầm việc cho phép đốt pháo hoa đồng nghĩa với việc được đốt tất cả các loại pháo hoa. Việc hiểu không kỹ, hiểu sai bản chất của Nghị định 137 sẽ vô tình khiến nhiều người có thể vi phạm pháp luật, dẫn tới bị xử lý hình sự. Vậy cần có giải pháp gì để quản lý mua bán và hỗ trợ người dân sử dụng pháo đúng pháp luật khi nghị định 137 có hiệu lực?
- Vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật: Thực tế và những vấn đề cần quan tâm - Cần chú trọng hơn đến công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp - Nữ Luật sư nặng lòng với họat động bảo vệ trẻ em.
-Tuyên truyền pháp luật biển giúp ngư dân khai thác an toàn trên biển - PV ông Trần Văn Phúc, PGĐ Sở NN&PTNT Bình Định với những giải pháp phát triển thủy sản. - Cảnh sát biển tăng cường đầu tư trang bị thực hiện nhiệm vụ trên biển
Nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thời gian qua, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương có nhiều biện pháp tăng cường phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, những kiến thức cơ bản, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta và Luật Biển Quốc tế; những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, thềm lục địa và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong nhân dân, đặc biệt là những ngư dân đang ngày đêm kiên cường bám biển phát triển kinh tế. Mặc dù đã có nhiều kết quả đối với tuyên truyền biển, đảo và pháp luật biển đến cộng đồng ngư dân song vẫn còn một bộ phận ngư dân vì lợi ích trước mắt nên cố tình tổ chức, tham gia các hoạt động khai thác hải sản trái phép, đánh bắt sai tuyến, vi phạm vùng biển nước ngoài v.v… Cần đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo và pháp luật biển như thế nào để ngư dân bám biển khai thác hải sản đúng quy định pháp luật góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với chủ đề: “Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về biển đảo và pháp luật biển đến cộng đồng ngư dân”. Các vị khách mời tham gia chương trình là Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục thủy sản, Bộ NNPTNT ( Do ông Quốc đang có chuyến công tác tại Hà Tĩnh nên chúng tôi kết nối qua điện thoại).
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Giá trị và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam.- Hà Nội: Có hay không lợi ích nhóm và sự bất lực của chính quyền khi để bãi gửi xe trái phép mọc lên tràn lan?
Sau hơn 30 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, một số chính sách, pháp luật vẫn còn không ít chồng chéo, mâu thuẫn; có biểu hiện bị chi phối bởi cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm”.Cần giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật vừa diễn ra.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học từng bước hoàn thiện là hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển phù hợp với chủ trương, định hướng đổi mới của Đảng. Đặc biệt, có nhiều chính sách mới đã được hoạch định và thực thi như việc đẩy mạnh tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, thực hiện tự chủ đại học vẫn còn những khó khăn, rào cản, khoảng cách. Đây là những thách thức, đòi hỏi phải đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam.
Dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 63,35% tổng số hộ nghèo của cả nước. Vẫn còn 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Vùng dân tộc miền núi vẫn luôn đi liền 5 cái nhất, đó là: Điều kiện khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản thấp nhất; và tỷ lệ nghèo cao nhất. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hiểu biết pháp luật sẽ giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thể tự bảo vệ mình tốt hơn và tham gia góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia. Làm thế nào để việc tuyên truyền pháp luật cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số có kết quả thực chất và hiệu quả cao hơn? Đây là nội dung của chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay với sự tham gia của ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
- Quảng Ngãi hiện thực hóa nghị quyết về kinh tế biển Vươn khơi bám biển: - Quy định của pháp luật về cứu hộ, cứu nạn biển - Làng chài Phước Đồng thành công nhờ liên kết và cải tiến kỹ thuật khai thác bảo quản hải sản
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)