VOV1 - Sáng nay (17/4), Petrovietnam tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân, tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025 và chính thức khởi động chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Tập đoàn (03/9/1975-03/9/2025).
VOV1 - Ngày 09/4/2025, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
VOV1 - Ngày 04/2/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng giao 2 tập đoàn kinh tế Nhà nước triển khai Dự án ĐHN Ninh Thuận 1 & 2, yêu cầu phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2030.
Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), kết quả sản xuất kinh doanh 11 tháng năm 2024 của tập đoàn đã cơ bản hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu quan trọng từ 1,3-15,1%. Đây là động lực để Petrovietnam đặt mục tiêu đạt 1 triệu tỷ đồng doanh thu năm 2024 và tăng trưởng trên 10% trong năm 2025.
Ngày này 63 năm về trước (27/11/1961), Đoàn thăm dò dầu lửa 36 chính thức được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Hơn sáu thập kỷ qua, Petrovietnam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển đáng tự hào nhưng cũng không ít lần phải đối mặt với những thử thách, gian nan. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2015 đến 2019 cuộc khủng hoảng giá dầu sụt giảm mạnh, từ mức trên 100 USD/thùng xuống còn dưới 30 USD/thùng, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vượt qua mọi khó khăn, Petrovietnam đã thực hiện công cuộc cải tổ toàn diện, từng bước phát triển, trở thành một trụ cột kinh tế quan trọng của đất nước. Kết quả đó minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết, đồng lòng, ý chí kỷ luật, giữ vững kỷ cương với tinh thần “Một đội ngũ - Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng.
- Yếu tố nào khiến giá nhà, đất tăng cao? - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) về đích chỉ tiêu thu và nộp ngân sách cả năm 2024 - Bình Thuận nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2024.
Mặc dù bối cảnh sản xuất, kinh doanh (SXKD) có nhiều thách thức, song với nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp trong quản trị, qua 9 tháng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đạt 736,5 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và nộp ngân sách Nhà nước115,2 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm, về đích trước 3 tháng, tăng 12% so với cùng kỳ 2023, đồng thời tiết giảm chi phí 2.117 tỷ đồng.
Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu khí LNG có thể đạt 22.400 MW (chiếm ~ 26.5% so với công suất đặt thời điểm hiện tại của hệ thống điện); Công suất nguồn điện gió ngoài khơi đạt 6.000 MW (chiếm ~ 4% công suất đặt của hệ thống điện). Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có các cơ chế (về sản lượng điện huy động, giá điện) để phát triển điện khí thiên nhiên trong nước, điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Điều này sẽ tạo ra rào cản, không thu hút được các nhà đầu tư và có nguy cơ làm chậm tiến độ các nguồn điện theo Quy hoạch Điện VIII. Thông tin được đưa ra tại toạ đàm “Luật điện lực sửa đổi: Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung” (theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW, Kết luận 76-KL/TW của Bộ chính trị) do Hội dầu khí Việt Nam (VPA) tổ chức hôm nay (16/10/2024).
- Kỳ vọng thị trường bất động sản khi khung pháp lý được hoàn thiện - Phỏng vấn ông Đỗ Nam Bình - Trưởng phòng khoáng sản và luyện kim, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon” tới hoạt động xuất khẩu thép & các bước chuẩn bị của Việt Nam trong lộ trình thực hiện cơ chế này đối với các sản phẩm công nghiệp. - Ngành Dầu khí Việt Nam - "Đầu tàu" của nền kinh tế.
Thị trường bất động sản: Hàng loạt khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ - Xây dựng Petrovietnam thành Tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia - Nhiều công trình trọng điểm của tỉnh Đồng Nai chậm tiến độ.
Đang phát
Live