Thị trường bán lẻ hàng hóa trong nước: Nhiều tín hiệu tích cực.- Các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nắm bắt xu hướng chính sách của nước sở tại để đề xuất phản ứng chính sách kịp thời.- Thiếu hụt đơn hàng, doanh nghiệp dệt may, da giày gặp khó.
Chủ trị Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn chứng số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay (28/2) về hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 96,06 tỷ USD và cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu 2,82 tỷ USD. Từ thực tế hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng giảm so với cùng kỳ, người đứng đầu ngành Công Thương yêu cầu các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần phải nắm bắt được xu hướng chính sách của nước sở tại để đề xuất phản ứng chính sách kịp thời.
"Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng đảm bảo các cân đối lớn là mục tiêu chúng ta phải thực hiện bằng được” - đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ Tháng 01/2023 ngày 02/02/2023. Thông điệp này tiếp tục được Thủ tướng nhấn mạnh tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023 của Bộ Công Thương ngày 03/02 vừa qua. "Bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát - nhìn từ các chỉ đạo điều hành của Chính phủ” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia bàn luận của hai chuyên gia kinh tế - tài chính: PGS.TS Ngô Trí Long và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính:
Nhiều địa phương đón những vị khách quốc tế đầu tiên đến xông đất.- 350 tấn trái cây được xuất qua Trung Quốc và một số xe hàng nhập khẩu từ bên kia biên giới cũng bắt đầu cập bến hải quan Việt Nam.- Bộ Tài chính đề xuất hàng loạt các giải pháp về thuế, phí trong năm nay nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.- Bộ Kế hoạch và đầu tư dự báo, năm nay nước ta có thể thu hút 36 đến 38 tỉ đô-la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.- Nhìn lại 1 năm thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 về xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.
Hôm nay, ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên của Việt Nam được ra viện.- Hơn 30 nghìn tỷ đồng đã được chi hỗ trợ cho gần 13 triệu lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.- Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Mỹ đều tăng trưởng dương, và lần đầu tiên chạm mốc kỷ lục: 100 tỷ USD.- Nhiều chuyển biến từ nhận thức đến hành động sau 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.- Tổ chức y tế thế giới nhận định, thế giới có đủ công cụ để kết thúc đại dịch COVID-19 vào năm 2022 này.- Hàn Quốc sẽ áp dụng "giấy thông hành vaccine" sau khi tiêm các mũi cơ bản hoặc tiêm mũi tăng cường đủ 6 tháng.- Một trận động đất 5,5 độ rích te đã làm rung chuyển thành phố Lệ Giang thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khiến nhiều người bị thương.
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ đô la Mỹ, và dự báo năm 2021 này sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 này theo dự báo có thể đạt hơn 335 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2020, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu Chính phủ giao là 4-5% và dự kiến tiếp tục duy trì cán câm thương mại có xuất siêu, ngoài sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và từng doanh nghiệp, mỗi người dân để duy trì sản xuất, lưu thông hàng hoá trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hết sức phức tạp… phải kể đến việc doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác khá tốt các thị trường, từ các thị trường truyền thống cho đến các thị trường chúng ta có các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao…Vậy đâu là những thách thức mà doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam cần quan tâm trong thời gian tới sau một thời gian thực thi các FTA này? Những thách thức từ các FTA cần vượt qua để tăng trưởng xuất nhập khẩu bền vững hơn? Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương, bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên UB kinh tế của Quốc hội cùng bàn luận về câu chuyện này.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì chiêu đãi trọng thể chào mừng đồng chí Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thăm chính thức Việt Nam.- Khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân ở 2 thành phố Hà Nội và TPHCM.- Nhiều trang tin quốc tế liên tục cập nhật các chỉ số kinh tế chủ chốt cũng như tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam, phác họa mảng màu tươi sáng của kinh tế nước ta cuối năm.- Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua quyết định trì hoãn tuyên bố ủy nhiệm các ghế đại sứ của Afganistan và Myanma.- Bài bình luận: “Cần mục tiêu dài hạn cho tăng trưởng bền vững”.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2021 đạt gần 600 tỷ đô la Mỹ (599,12 tỷ USD), tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (trong đó xuất khẩu tăng 17,5%, nhập khẩu tăng 27,5%) và cán cân thương mại hàng hóa đã có xuất siêu 225 triệu USD. Vẫn còn đủ 1 tháng để nâng mức giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm nay có thể lên mức hơn 640 tỷ USD như dự báo của ngành Công Thương. Những con số biết nói này cho thấy rất nhiều điểm sáng, và cả những tồn tại tăng thêm - trong hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam suốt gần một năm qua, dưới tác động của đại dịch covid-19.
Ngày 28/11/2021 tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 đã tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng công trình đường dây 220kV Nậm Mô (Lào) – Tương Dương (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam). Đây là công trình truyền tải điện thứ 2 phục vụ nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam (sau đường dây 220kV Xekaman 1 – Pleiku 2). Công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc trong những năm tới. Dự án công trình đường dây 220 kV Nậm Mô – Tương Dương là đường dây mạch kép từ biên giới Việt Nam – Lào đến trạm biến áp 220 kV Tương Dương. Đường dây có chiều dài 74,4 km với tổng mức đầu tư 588 tỷ đồng do EVN là chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Điện 1 là đơn vị được EVN giao Quản lý dự án và Tư vấn giám sát. Đường dây có vai trò truyền tải điện năng nhập khẩu từ cụm Nhà máy thủy điện Nậm Mô (Lào) về Việt Nam nhằm thực hiện cam kết song phương về quan hệ hợp tác giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào trong lĩnh vực phát triển năng lượng. Theo thỏa thuận đã được ký kết giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào, đến năm 2025 Việt Nam sẽ nhập khẩu nguồn điện từ Lào khoảng 3000 MW và đến năm 2030 lên tới 5.000 MW. Tuyến đường dây ở phía Việt Nam đi qua địa bàn các huyện Tương Dương và Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Công trình dự kiến sẽ được triển khai thi công trong 9 tháng và hoàn thành đưa vào vận hành trong tháng 8/2022, đồng bộ với cụm dự án Nhà máy thủy điện Nậm Mô (Lào). Tại lễ triển khai thi công, ông Trần Đình Nhân - Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu các đơn vị thi công trên công trường cần đảm bảo tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm và thực hiện theo chỉ dẫn của dơn vị Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng thi công xây dựng, phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Phongsubthavy (Lào), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia trong công tác thi công, đấu nối đồng bộ cả tuyến đường dây đảm bảo vận hành an toàn, thông suốt. Đồng thời, EVN cũng yêu cầu các đơn vị trên công trương phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và các xã trong phạm vi thi công đảm bảo tuân thủ đúng quy định của chính quyền địa phương cũng như các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Nhân dịp tổ chức lễ triển khai thi công công trình đường dây 220 kV Nậm Mô – Tương Dương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đã trao tặng ủng hộ an sinh xã hội số tiền tổng cộng là 400 triệu đồng cho huyện Kỳ Sơn và huyện Tương Dương để hỗ trợ phòng chống Covid-19 và ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của địa phương./.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc vào ngày 22/11 theo hình thức trực tuyến- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 22-25/11 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Ki-shi-đa Fu-mi-ô. Nhân dịp này, PV Đài TNVN Pv Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam về quan hệ hai nước và tầm quan trọng của chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính- Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao liên tục, một số địa phương khu vực miền Tây – Nam Bộ thắt chặt hơn nữa các hoạt động phòng chống dịch- Châu Âu tìm cách chống đỡ làn sóng dịch COVID-19 mới trước Giáng sinh- Dàn giao hưởng Vê-nê-xu-ê-la lập kỷ lục Ghi-nét với 12.000 nhạc công tham gia đồng diễn
Đang phát
Live