- Nỗ lực duy trì sản xuất, giữ vững “vùng xanh”.- Nhiều giải pháp trong điều hành và phát triển sản xuất công nghiệp thực tế tại Quảng Ninh. - Tăng cường quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng chiến lược, đảm bảo tuân thủ cam kết các Hiệp định Thương mại từ do (FTA) đã ký kết.
Ngành Thương mại bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mùa dịch.- Xu hướng mua sắm, tiêu dùng thời dịch bệnh.- Hỗ trợ doanh nghiệp - Khơi thông hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Làm việc với lãnh đạo TPHCM về công tác phòng chống dịch covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, tiếp cận bình đẳng vaccine không được để xảy ra tiêu cực- Trong 24 giờ qua thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận gần 1400 ca mắc covid 19 mới, trong tổng số cả nước có gần 2.000 ca- Liên minh châu Âu tuyên bố đã đủ vaccine ngừa Covid-19 để tiêm cho 70% số trưởng thành- Syria tăng giá bánh mì và dầu diesel do khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng- Huấn luyện viên đội tuyển Italia và đội tuyển Anh khẳng định quyết tâm công hiến trận cầu đỉnh cao trong trận Chung kết EURO 2020 trên sân Wembley vào lúc 2 giờ rạng sáng mai 12/07
- Doanh nghiệp gặp khó khăn, ngân hàng vẫn báo lãi khủng! - Những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận vốn ưu đãi. - Nhiều tiềm năng để xuất nhập khẩu 6 tháng cuối năm tiếp tục tăng trưởng cao.
Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương diễn ra chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ thống nhất chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, kiên trì thực hiện mục tiêu kép và 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế từ 6%-6,5%.- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước 6 tháng đầu năm đạt 316 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu cán đích 600 tỷ USD trong năm nay là hoàn toàn khả thi.- Cả nước ghi nhận tới 545 ca mắc Covid-19 trong ngày, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh chiếm nhiều nhất với 150 ca.- Mỹ và NATO hôm nay hoàn tất việc rút quân khỏi Ba-gram, căn cứ không quân lớn nhất Afghanistan. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga cảnh báo việc IS đang tăng cường xây dựng lực lượng ở miền Bắc nước này.- Một phụ nữ En San-va-đo vừa được trả tự do sau khi chấp hành gần một phần ba bản án 30 năm tù về tội bỏ thai và vi phạm lệnh cấm phá thai khắc nghiệt của nước này.
Mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tố Cục Thú y (Bộ NN và PTNT) cố tình áp dụng các biện pháp không cần thiết trong kiểm dịch thủy sản nhập khẩu làm tăng chi phí và thời gian kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc kiểm dịch các động vật và sản phẩm động vật sống, tươi, ướp đá là cần thiết, vì đây là các đối tượng có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan ra môi trường và tác nhân có thể gây bệnh cho vật nuôi. Nhưng mở rộng các đối tượng, danh mục hàng chế biến phải kiểm dịch theo Luật Thú y là không cần thiết và chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Không chỉ đối với mặt hàng thủy sản, nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu khác hiện đang đồng thời phải chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định. Vì sao có sự chồng chéo này? Làm sao cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành? Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Phó Tổng biên tập Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bàn luận vấn đề này
Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự phục hồi và cho những kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp cả ở trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu khẩu đều tăng cao. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Đó là những thông tin rất tích cực được Chính phủ khẳng định tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng tư vừa qua. Chính phủ cũng đã nhìn rõ những khó khăn thách thức đặt ra khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nếu không được kiểm soát sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân - từ việc phải chịu tác động tiêu cực, trực tiếp của dịch bệnh, đến những tác động tiêu cực từ các biện pháp phòng chống dịch. Đây là tinh thần rất mới của thủ tướng chính phủ. Kiên định “mục tiêu kép” trong điều kiện mới là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này - với sự tham gia bàn luận của các vị khách mời là ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương và chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong:
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa quý I năm 2021 tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 22% và nhập khẩu hàng hóa tăng 26,3%; Cán cân thương mại có xuất siêu, ước đạt hơn 2 tỷ USD. Những con số tăng trưởng mạnh ở cả 2 chiều xuất khẩu và nhập khẩu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất và thương mại hàng hóa của Việt Nam - bất chấp những tác động không nhỏ bởi dịch covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào từng lĩnh vực ngành hàng cũng như thị trường xuất khẩu cũng cho thấy có khá nhiều yếu tố bất định, cần có những giải pháp để hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng bền vững hơn.
- Xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu có nhiều khởi sắc-thực tế từ cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) - PGS-TS Trần Văn Ơn: Coi trọng chất lượng và thị trường đầu ra cho sản phẩm OCOP – Nhiệm vụ trọng tâm của chương trình mỗi xã một sản phẩm thời gian tới. - Sốt đất ở nhiều nơi, thị trường đang ẩn chứa nhiều rủi ro với các nhà đầu tư.
Campuchia sẽ siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục pháp lý để hạn chế nhập khẩu cá từ nước ngoài. Điều này đã được ông Pum Sotha, Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp Campuchia khẳng định với báo giới ngày 25/03.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live