Quý vị và các bạn suy nghĩ như thế nào, khi khoảng hơn chục năm nữa, sẽ có gần 1,5 triệu nam giới khó có vợ (nói nôm na là ế vợ); tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam cao thứ ba thế giới. Đây là những con số khiến chúng ta phải giật mình. Liệu Việt Nam có phải nhập khẩu cô dâu thời điểm đó như Trung Quốc, Hàn Quốc từng phải làm? Studio mở hôm nay, chúng ta cùng trò chuyện với GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế quốc dân về vấn đề này.
Tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, ngày 29/10 tuyên bố phát hiện vi rút SARS-CoV-2 trên thịt lợn nhập khẩu và bao bì sản phẩm, trong khi một ca Covid-19 trong cộng đồng cũng được ghi nhận tại đây. Tin của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh:
Cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành như thế nào (?!) để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, thúc đẩy hồi phục và phát triển kinh tế. Đây là chủ đề của diễn đàn chủ nhật với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Phan Đức Hiếu, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Bà Bùi Kim Thùy, Thành viên Hội đồng cố vấn Harvard khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam.
- Thu hút đầu tư nước ngoài: "Dọn tổ đón đại bàng".- Xu hướng nhiều cán bộ quản lý Nhà nước trở thành phó giáo sư, giáo sư cho thấy vấn đề gì?- Quản lý thị trường Phú Yên tạm giữ hàng nghìn bánh Trung Thu do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu vi phạm.- Triển vọng các giải pháp mới hỗ trợ đà phục hồi kinh tế Mỹ của Cục dự trữ liên bang (FED).- Khuyến cáo của cơ quan Hải quan: Doanh nghiệp cần cảnh giác với hàng nhập khẩu có hình ảnh vi phạm chủ quyền Việt Nam.- Thu phí cách ly và kiến nghị từ Móng Cái.- Liên minh châu Âu kêu gọi thắt chặt hơn mục tiêu khí hậu năm 2030.
- Nhìn lại một tháng tận dụng các cơ chế ưu đãi từ EVFTA: Thêm cơ hội tăng thu từ xuất, nhập khẩu.- Gần Tết Trung thu: nóng về tình trạng buôn lậu, vận chuyển hàng hóa bánh, kẹo “3 không”.- Doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng trang thiết bị cho ngành y dược trong nước.
Quan hệ thương mại giữa Australia và Trung Quốc tiếp tục gia tăng căng thẳng, sau khi Trung Quốc mở rộng lệnh cấm nhập khẩu thịt bò sang một lò mổ khác thuộc bang Queensland của Australia. Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia thông tin:
- Xuất nhập khẩu sẽ là động lực trưởng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam.- Hoạt động đáng chú ý của một số doanh nghiệp niêm yết.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vay vốn: Giảm cơ hội xuất nhập khẩu sang EU.- Thị trường nội địa - Điểm tựa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.- Phát triển Công nghiệp hỗ trợ.
Thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới là phương thức kinh doanh hiệu quả, đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế, cùng những giá trị vô hình cho đời sống-xã hội. Nhận diện nhu cầu thực tiễn cùng tiềm năng phát triển, nhiều cá nhân, doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư lĩnh vực này. Các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng hình thành từ đây. Trong đó, nhiều ý tưởng nếu được đầu tư bài bản, thương hiệu có thể vượt khuôn khổ quốc gia, được định giá tới hàng trăm triệu đô-la. Vấn đề đáng quan tâm là, hoạt động này có còn thuận lợi hay sẽ gặp nhiều cạm bẫy và rào cản, sau tác động không lường từ Covid-19? Cùng trao đổi với các vị khách mời là anh Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Điều hành dự án Iexport.vn – cầu nối giao thương xuyên biên giới và Chuyên gia khởi nghiệp - Doanh nhân Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CenGroup.
Đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khách mời là Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.
Đang phát
Live