Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến thủ đô Moskva,bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga.- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 ưu tiên trong hợp tác tại "Diễn đàn cấp cao ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững".- Số ca nhiễm cộng đồng tăng nhanh, nhiều địa phương siết chặt các giải pháp phòng dịch.- Bộ trưởng Y tế Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đòi hỏi phải có “hành động khẩn cấp".- Ngoại trưởng các nước thành viên tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm nay nhóm họp bàn về “Khái niệm chiến lược mới”
Cuộc chiến ngoại giao giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ngày một nóng lên sau quyết định Nga sẽ tạm đình chỉ phái bộ của mình tại NATO và cũng sẽ đóng cửa phái bộ liên lạc của NATO tại Nga vào đầu tháng 11 tới. Đây là biện pháp trả đũa cứng rắn của phía Nga trước quyết định của NATO liên quan đến việc trục xuất các nhân viên phái đoàn quan sát viên Nga tại tổ chức này. Việc cả hai bên Nga và NATO có những hành động đáp trả cứng rắn lẫn nhau đang đẩy mối quan hệ giữa hai bên, vốn “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” trước lằn ranh đỏ. Vậy đâu là nguồn cơn khiến mối quan hệ này có thể đổ vỡ? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga, và phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích về nội dung này.
Sau khi bị 3 nước Mỹ - Australia - Anh “gạt ra bên lề” bằng liên minh AUKUS và hợp đồng tàu ngầm giá trị khổng lồ, dư luận Pháp đang dậy sóng và kêu gọi chính phủ nước này cần có hành động đáp trả mạnh mẽ. Đáng chú ý là việc đề xuất Pháp nên rời khỏi Khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nhìn lại thời gian qua, chính quyền của Tổng thống Pháp đã không ít lần chỉ trích vai trò và hoạt động của NATO. Liệu mâu thuẫn và căng thẳng lên đến đỉnh điểm với Mỹ lần này có tạo ra một “cú hích” để Pháp quyết định rời khối liên minh quân sự này? Đâu sẽ là tác động nếu kịch bản này xảy ra? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp cập nhật thông tin.
Ngày 03/09, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình “1+1” Ucraina, Đại sứ Đức tại Ucraina Anka Feldgusen nêu lý do Ucraina sẽ không thể gia nhập Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo bà, tình hình liên quan Crimea và xung đột ở Donbass cản trở tư cách thành viên của Ucraina.
Ngày 30/07, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ucraina thông qua một chiến lược chính sách đối ngoại định hướng tới EU và NATO.
Cả hai hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) vừa diễn ra, đều nhắc nhiều tới các thách thức từ Nga và Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng, điều đó có thể khiến cho lần “chạm trán” đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Geneva vào ngày mai (16/6) sẽ trở nên kịch tính.
Loạt sự kiện quốc tế được dư luận đặc biệt quan tâm là Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra ngày 14/6 tại Brussels (Bỉ), tiếp ngay sau đó là Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Mỹ diễn ra hôm nay (15/6). Với sự tham gia lần đầu tiên của Tổng thống Mỹ, các đồng minh phương Tây trong khối NATO và Liên minh châu Âu kỳ vọng, các hội nghị quan trọng lần này có thể giúp mở ra trang mới cho quan hệ hai bên sau một giai đoạn dài nhiều mâu thuẫn và căng thẳng. TS. Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội & Việt Nam phân tích cụ thể về triển vọng quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa bắt đầu công du châu Âu – chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Biden nhậm chức. Với lịch trình dày đặc, từ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7, tới Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cùng hàng loạt cuộc gặp song phương với các nguyên thủ như Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan…, chuyến đi là cơ hội để ông Joe Biden khẳng định lập trường của nước Mỹ trong việc cùng các đồng minh châu Âu giải quyết nhiều vấn đề quan trọng.
Hội nghị Ngoại trưởng của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra trong hai ngày hôm nay và ngày mai tại Brúc-xen, Bỉ. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng nước này sẽ tham dự hội nghị để nhấn mạnh quyết tâm của Chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc củng cố liên minh xuyên Đại Tây Dương – mối quan hệ đã phần nào rạn nứt dưới thời ông Donald Trump. Đây sẽ là cơ sở để NATO hướng tới các mục tiêu đầy tham vọng trong Sáng kiến NATO 2030 nhằm tăng cường khả năng thích ứng của khối trước các mối lo ngại như Nga, Trung Quốc hay các thách thức an ninh khu vực khác. Phóng viên Thúy Ngọc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp về nội dung này.
Hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến trong 2 ngày với nội dung trọng tâm là kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan trước thời hạn chót 1/5 mà chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết trước đó. Sau khi không thể đưa ra quyết định về vấn đề này tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO hồi cuối năm ngoái, hội nghị lần này của các Bộ trưởng NATO sẽ phải xác định phương án cuối cùng khi thời hạn 1/5 đang đến gần. Theo giới phân tích, quyết định NATO phụ thuộc rất lớn vào chính sách của Mỹ về vấn đề Afghanistan. Trước đây, ông Donald Trump từng rất quyết tâm trong việc rút quân khỏi chiến trường này để hiện thực hóa chính sách “nước Mỹ trên hết”. Nhưng chính quyền mới ở Mỹ đang có những điều chỉnh chính sách đối ngoại nói chung, trong đó có chính sách với Afghanistan. Điều này sẽ tác động như thế nào tới quyết định của NATO trong cuộc họp hôm nay? Cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Mỹ sẽ phân tích vấn đề này. Xin mời BTV Thúy Ngọc bắt đầu cuộc trao đổi:
Đang phát
Live