Ngày 23/1, trên trang cá nhân của mình, Thủ tướng Hungary Vích-to Ô-ban (Viktor Orban) đã thông báo ông gửi lời mời người đồng cấp Thụy Điển tới Bu-đa-pét (Budapest) để thảo luận về nỗ lực gia nhập NATO của quốc gia Bắc Âu này, vốn cần sự chấp thuận của Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga mới đây tuyên bố việc NATO điều quân và khí tài quân sự áp sát biên giới với Nga gây ra mối đe doạ rõ ràng đối với nước này, đồng thời khẳng định sẽ thành lập một quân khu mới để củng cố các vị trí giáp biên giới với Phần Lan – quốc gia mới gia nhập NATO.
Nhiều vấn đề nóng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội được các đại biểu Quốc hội chất vấn Chính phủ. Báo cáo, làm rõ thêm một số vấn đề được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%.- Vùng ĐBSCL ngày càng xuất hiện nhiều công trình giao thông có quy mô lớn, đã xóa dần cảnh “qua sông phải lụy phà”. Đây là động lực để khu vực này phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới. Phóng viên Đài TNVN phản ánh thực trạng này.- Mỹ và NATO hoãn thực thi Hiệp ước Kiểm soát lực lượng vũ trang thông thường tại châu Âu, gọi tắt là CFE. Động thái diễn ra chỉ một ngày sau khi Nga tuyên bố rút khỏi hiệp ước này.- Các nhà khoa học của Liên minh Châu Âu nhận định, năm 2023 “gần như chắc chắn” sẽ là năm ấm nhất trong 125.000 năm qua.
Ngày 11/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã lần đầu tiên tới trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO), để trực tiếp yêu cầu Khối liên minh quân sự này viện trợ thêm vũ khí, trong bối cảnh Mỹ chưa thể thông qua khoản ngân sách viện trợ mới.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm nay (11/10) khai mạc tại Bruxelles, Bỉ, với chương trình nghị sự chính là tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho Ukraine. Ngay trước khi hội nghị diễn ra, hàng loạt các nước phương Tây đã tuyên bố rót hàng tỷ đô la cung cấp vũ khí cho quốc gia Đông Âu này. Nga ngay lập tức đã có phản ứng về động thái trên của các nước thành viên NATO.
Trong diễn biến mới nhất liên quan cuộc xung đột Nga-Ukraine, một quan chức hàng đầu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa đề xuất một giải pháp được cho là có khả năng khơi thông những bế tắc hiện nay. Theo đó, Ukraine có thể lựa chọn phương án “đổi đất lấy hoà bình”, từ bỏ một phần lãnh thổ cho Nga để có thể trở thành thành viên của NATO. Ngay lập tức, chính quyền Ucraina đã bày tỏ giận dữ và bác bỏ đề xuất này. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu có phải giới chức NATO đã hết kiên nhẫn với cuộc xung đột Nga- Ukraine nên đã đưa ra một giải pháp chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối này? Đặc biệt trong bối cảnh Nga bình luận rằng, “nguồn lực quân sự của Ukraine gần như cạn kiệt”; đồng thời vừa thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào khu vực biên giới Ba Lan - một thành viên sườn phía Đông của NATO cùng các diễn biến căng thẳng mới trên Biển Đen.
Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tổ chức tại Lit-va, hôm nay, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm Bỉ và gặp gỡ với nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU).
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bế mạc hôm qua (12/7), sau 2 ngày họp. Dù chưa đưa ra lời mời Ukraine gia nhập khối quân sự này, nhưng việc các nước đồng minh NATO công bố một kế hoạch phòng thủ mạnh mẽ nhất của khối này dành cho Ukraine đã đưa quốc gia Đông Âu này tiến một bước gần hơn với NATO.
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã kết thúc tại Litva. Tuy nhiên, những tuyên bố được đưa ra tại hội nghị, liên quan đến vấn đề kết nạp Ukraine hay kế hoạch phòng thủ chung của khối vẫn là chủ đề thảo luận của giới nghiên cứu quốc tế. Theo giới quan sát, về mặt biểu tượng, Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này, với vai trò kết nối của Mỹ đã đạt được sự đồng thuận trong một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn thông qua kế hoạch phòng thủ toàn diện nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; mỗi thành viên chi tối thiểu 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng; hay những quyết sách hỗ trợ lâu dài cho Ukraine. Song, đặt trong bối cảnh kinh tế - an ninh - địa chính trị thế giới có nhiều biến động, các vấn đề quan trọng này vẫn đang tiếp tục thử thách sự đoàn kết của NATO trong thời gian tới.
Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) hôm nay công bố một khuôn khổ quốc tế về hỗ trợ an ninh lâu dài cho Ukraine nhằm giúp nước này tăng cường khả năng phòng thủ. Nga đã ngay lập tức có phản ứng, gọi đây là một động thái nguy hiểm.
Đang phát
Live