Khi nhiệm kỳ Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của ông Jens Stoltenberg kết thúc vào tháng 9 tới, các quốc gia thành viên sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là chọn một người đứng đầu mới để lãnh đạo liên minh trong thời điểm được đánh giá là khó khăn nhất trong lịch sử của tổ chức. Bất chấp bối cảnh vô vàn thách thức, cuộc đua tìm kiếm nhân vật sáng giá có thể lãnh đạo tổ chức gồm 31 thành viên đang ngày càng nóng lên. Bởi bất kỳ quốc gia nào có ứng cử viên được chọn cho vị trí này cũng đều sẽ có tiếng nói quan trọng không chỉ trong khối NATO mà trên toàn cầu.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương NATO ngày mai sẽ tiến hành cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử của Liên minh quân sự này. Tuy nhiên, hàng trăm nhà hoạt động đã tập trung tại căn cứ quân sự của Đức – địa điểm tập trận chính để phản đối, với những lời kêu gọi Liên minh này hãy kiến tạo hòa bình. Thủ tướng Đức cũng để ngỏ khả năng đối thoại với Tổng thống Nga.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng kiểm tra công tác ứng trực tìm kiếm cứu nạn tại Cục Cứu hộ - cứu nạn, Bộ Quốc phòng và Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.- Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030", hướng tới hình thành hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại, công bằng, hội nhập.- Thảo luận về Luật Căn cước công dân (sửa đổi) sáng nay, các đại biểu Quốc hội đề nghị thẻ Căn cước công dân phải mang lại lợi ích cho người dân chứ không chỉ mang lại việc thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước.- Chính phủ Thuy Điển sẽ cho phép Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đóng quân trên lãnh thổ nước này.- Colombia thông tin về vụ tìm thấy 4 trẻ em sống sót thần kỳ hơn một tháng lạc trong rừng sau tai nạn máy bay.
Hôm qua (4/6), Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, các quan chức Thụy Điển, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp nhau vào ngày 12/6 tới để thảo luận thêm về nỗ lực trở thành thành viên NATO của Thụy Điển – động thái cho thấy mong muốn các bên để Thụy Điển có thể gia nhập NATO trước Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm tại Vilnius vào tháng 7 tới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua (21/5) nhấn mạnh NATO cần có những đảm bảo về an ninh cho Ukraine trong khi chờ đợi được gia nhập, đồng thời ủng hộ xây dựng một châu Âu mạnh mẽ hơn về quốc phòng và lâu dài cần chung sống hoà bình với nước Nga.
Hôm nay, Ngoại trưởng các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Ốt-x-lô, Na Uy. Cuộc họp không chính thức của các Ngoại trưởng NATO là hoạt động tham vấn chính trị nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của khối sẽ diễn ra vào tháng 7 tới tại Lít-va. Một trong những nội dung rất được dư luận quan tâm tại Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của NATO là tư cách thành viên của Thụy Điển. Ngoại trưởng Thụy Điển Tô-bi-át Bin-strôm mới đây cũng khẳng định quốc gia này “không có kế hoạch B trong việc trở thành thành viên đầy đủ của NATO”. Vậy hội nghị của các Ngoại trưởng NATO tại Na Uy lần này có thể thúc đẩy mong muốn này của Thụy Điển như thế nào?
Tổng thư ký NATO ông Jens Stoltenberg hôm qua bày tỏ tin tưởng Thuỵ Điển có thể trở thành thành viên thứ 32 của NATO từ nay đến Thượng đỉnh NATO vào tháng 7/2023 tại Litva, bất chấp việc ông Recep Erdogan được bầu lại làm Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia cùng với Hungary đến nay vẫn phản đối vấn đề này.
Căng thẳng ở biên giới Serbia và Kosovo tiếp tục leo thang khiến quân đội Serbia được đặt trong tình trạng báo động cao sau các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người Serbia ở Kosovo làm hơn chục người bị thương. Các quốc gia phương Tây kêu gọi hai bên kiềm chế và tìm các giải pháp thông qua đàm phán.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stonltenberg hôm 24/05 tuyên bố, Ukraine sẽ không thể gia nhập liên minh quân sự chừng nào xung đột tại nước này còn tiếp diễn. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh, Ukraine hi vọng vấn đề tư cách thành viên của nước này có thể được đưa ra thảo luận ngay tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tới.
Sau khi kết nạp thành viên thứ 31 là Phần Lan và có thể sắp tới là Thuỵ Điển, NATO tiếp tục đàm phán về lộ trình kết nạp Ucraina. Đây là một vấn đề gây chia rẽ giữa các nước thành viên, bất chấp sự ủng hộ quân sự mạnh mẽ mà liên minh quân sự này dành cho quốc gia Đông Âu.
Đang phát
Live