TPHCM đề xuất hỗ trợ thêm thu nhập toàn bộ lương cơ sở cho giáo viên tiểu học mới ra trường, trước tình trạng đang thiếu hàng nghìn giáo viên ở cấp học này.- Nga cảnh báo chiến sự tại Ucraina leo thang khó đoán khi nhiều nước phương Tây viện trợ vũ khí cho Ucraina và đẩy NATO vào xung đột.- Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong thời gian 3 tháng sau trận động đất kinh hoàng khiến hàng nghìn người thiệt mạng
Chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản của người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ông Jens Stoltenberg trong tuần này mang theo nhiều thông điệp về chính sách của khối quân sự, trong đó cho thấy rõ nỗ lực “hướng Đông” của NATO. Chuyến đi của ông Jens Stoltenberg diễn ra sau lần tham dự chưa từng có của các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Tây Ban Nha hồi tháng 6 năm ngoái. Trước những biến động về tình hình an ninh khu vực và thế giới, cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều đang tìm cách tăng cường quan hệ với NATO – khối liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Xu hướng mở rộng hợp tác giữa NATO với các đối tác hàng đầu ở châu Á cũng như những tác động đến an ninh ninh khu vực đang là đề tài được giới quan sát quốc tế quan tâm.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stontenberg đang ở thăm Nhật Bản- chặng dừng chân thứ 2 trong chuyến công du châu Á kéo dài 4 ngày (29/01 – 01/02). Chuyến thăm quan trọng lần này của người đứng đầu NATO thu hút sự quan tâm lớn của dư luận khi được kỳ vọng sẽ đặt nền móng cho quan hệ đối tác an ninh Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
Ngày 31/1, Ngoại trưởng các nước Ba Lan, Lít-va (Litva), Lát-vi-a (Latvia) và Ét-tô-ni-a (Estonia) đã ký một tuyên bố chung nhằm tăng cường hợp tác về an ninh trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga-U-crai-na (Ukraine) vẫn diễn biến phức tạp.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với Bộ Ngoại giao về việc triển khai công tác đối ngoại trong năm 2023.- Được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 94.000 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải tập trung nguồn lực giải ngân ngay từ đầu năm.- Ba Lan và các nước Ban-tích tăng cường hợp tác an ninh bảo vệ sườn phía Đông của NATO.- Thái Lan khởi động dự án xây dựng Thành phố hàng Không trị giá 8 tỷ 800 triệu đô la Mỹ trong năm nay.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm qua bất ngờ để ngỏ khả năng chấp thuận cho Phần Lan gia nhập NATO. Trước đó chỉ 2 ngày, nước này đã đình chỉ các cuộc đàm phán gia nhập NATO với 2 quốc gia Bắc Âu. Quyết định có nguy cơ phá hỏng nỗ lực mở rộng tổ chức này tại Hội nghị thượng đỉnh đã được lên kế hoạch vào tháng 7 tới.
Tròn 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris 27/1/1973: Đường đến hòa bình và thống nhất đất nước.- Việt Nam có tên trong Top điểm đến nổi tiếng nhất thế giới của Tripadvisor do khách du lịch bình chọn.- Tiến trình gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển và Phần Lan ngày càng trắc trở.- Làn sóng dình công ở Pháp tiếp tục lan rộng khi các yêu cầu của người biểu tình chưa được Chính phủ đáp ứng.- Từ ngày 8/5 tới, Nhật Bản phân loại Covid 19 vào cùng nhóm với bệnh truyền nhiễm thông thường như cúm mùa.
Tuần qua, một trong những chủ đề nóng được quan tâm hàng đầu trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Vladimir Putin là quan hệ Nga - phương Tây. Theo đó, dù tuyên bố sẵn sàng đối thoại nhưng ông Putin đã khẳng định Nga không chấp nhận NATO mở rộng về phía Đông đồng thời chỉ trích chính quyền Ucraina không thực hiện các thỏa thuận Minsk để giải quyết căng thẳng. Nhìn lại năm qua, giới quan sát cho rằng, nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây đã được đẩy lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Vậy những yếu tố nào đã chi phối bầu không khí nóng bỏng Nga - phương Tây trong năm qua? Liệu những mâu thuẫn và nghi kỵ giữa các bên có triển vọng tháo gỡ trong một thế giới đa cực như hiện nay?
Nga hôm qua cảnh báo các lựa chọn “quân sự và kỹ thuật” trong trường hợp Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và châu Âu không từ bỏ chính sách gây căng thẳng tại Ucraina. Quan hệ hai bên không ngừng xấu đi kể từ sau cuộc xung đột ở miền Đông Ucraina vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm và có dấu hiệu leo thang trong những tháng gần đây.
Những ngày qua, Biển Đen tiếp tục tăng nhiệt khi chứng kiến các màn bám đuổi lẫn nhau giữa các lực lượng chiến đấu cơ, máy bay do thám của Nga, Pháp và Mỹ. Vụ chạm trán xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang càng lúc càng leo thang về vấn đề Ukraine. Và tất nhiên, Biển Đen với vị trí địa chiến lược quan trọng một lần nữa lại trở thành điểm nóng đối đầu trong quan hệ Nga - NATO.
Đang phát
Live