Trong một sự kiện ngoại giao thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc có cuộc đối thoại trực tuyến kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng 1 năm nay. Là một sự kiện quan trọng đối với quan hệ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cuộc họp này được cả thế giới theo dõi sát và kỳ vọng về một kết quả tích cực, giúp xuống thang căng thẳng quan hệ 2 nước. Mặc dù không có thỏa thuận nào đạt được song cuộc gặp vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý cuộc cạnh tranh và những vấn đề khác biệt giữa hai nước Mỹ - Trung. Để đánh giá sâu hơn về cuộc đối thoại quan trọng này, BTV Thanh Huyền trao đổi với PGS.TS Tạ Minh Tuấn – Học viện ngoại giao.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối 15/11 (theo giờ Mỹ) đã có cuộc gặp trực tuyến kéo dài gần 3,5 giờ. Hai bên thảo luận quan hệ song phương và một số vấn đề cùng quan tâm.
Theo kế hoạch, nhà lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Mỹ Tổng thống Joe Biden sẽ hội đàm trực tuyến vào tối nay (theo giờ địa phương). Nội dung thảo luận tại cuộc gặp dự kiến bao gồm căng thẳng xung quanh hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Đài Loan, các vấn đề về nhân quyền cũng như hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung liên tục căng thẳng thời gian gần đây, cuộc hội đàm trực tuyến này là cơ hội để hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung hướng tới tháo gỡ bất đồng. Tuy nhiên, kết quả của cuộc gặp còn là một ẩn số bởi Mỹ và Trung Quốc khác biệt nhau rất nhiều, thậm chí còn đối đầu nhau về quan điểm trong một số vấn đề.
Một trong những sự kiện quốc tế được chú ý theo dõi trong tuần là cuộc đối thoại giữa đại diện Mỹ - Trung Quốc tại Zurich, Thụy Sĩ. Đây có thể coi là bước đi tích cực hiếm hoi nhằm quản lý mối quan hệ phức tạp bậc nhất thế giới hiện nay. Cuộc đối thoại được đánh giá là mang tính xây dựng, trong một bầu không khí hòa dịu hơn nhiều so với cuộc đối thoại tại Alaska hồi tháng 3 năm nay. Điều này liệu có giúp taok ra những bước đột phá mới trong quan hệ Mỹ - Trung? Góc nhìn của mỗi bên về những tính toán của đối phương ra sao, đặc biệt là câu chuyện Trung Quốc đệ đơn gia nhập Hiệp định tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dưới góc nhìn của các nhà chính trị Mỹ như thế nào?
Ngày 09/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đăng thông báo trong Sổ đăng ký Liên bang về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 3 công ty của Nga theo luật không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Bước đi này được Nga coi là cản trở sự ổn định quan hệ giữa hai nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman - nhân vật ngoại giao cao cấp số 2 của Mỹ vừa có chuyến công du đáng chú ý đến Trung Quốc. Mặc dù bầu không khí không còn quá căng thẳng như Đối thoại chiến lược hồi tháng 3 tại Alaska (Mỹ), nhưng hai bên đã không đạt được một đồng thuận cụ thể nào. Với cách tiếp cận rất khác biệt, giới quan sát cho rằng triển vọng Mỹ - Trung tìm được những tiếng nói chung vẫn còn rất xa vời!
Một tuần sau Mỹ áp đặt trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc tại Hồng Kông, Trung Quốc hôm qua (23/7) thông báo sẽ trừng phạt trả đũa đối với các cá nhân Mỹ, trong đó có cựu bộ trưởng thương mại Wilbur Ross. Các biện pháp ăn miếng trả miếng được đưa ra ít ngày trước chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tới Trung Quốc, dự báo sẽ khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng.
Thời gian qua, Trung Quốc đóng vai trò là nhà cung cấp vaccine lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, cán cân đang bắt đầu thay đổi khi tại Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa diễn ra, Mỹ và các đồng minh đã cùng nhau cam kết viện trợ 1 tỷ liều vaccine cho thế giới. Động thái này được đánh giá là bước “tăng tốc” của Mỹ trong cuộc đua “ngoại giao vaccine” nhằm thúc đẩy lợi ích và khôi phục vai trò lãnh đạo của Washington. Thế nhưng sau một thời gian bị đánh giá là “chậm chân”, liệu Mỹ có thể sớm “bắt kịp” Trung Quốc hay Nga - hai ứng viên hàng đầu trong cuộc đua đang càng lúc càng nóng bỏng này?
Mở rộng danh sách trừng phạt, Mỹ hôm qua (3/6) đã đưa thêm 28 công ty Trung Quốc vào “danh sách đen”. Động thái của Mỹ dự báo sẽ đẩy quan hệ Mỹ - Trung vào vòng xoáy đối đầu mới.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định bổ nhiệm Thượng tướng Nguyễn Tân Cương làm Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, đề ra 4 mục tiêu phải đạt được thời gian tới, trong bối cảnh dịch COVID 19 vẫn diễn biến phức tạp.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ phát động nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19” và hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin.- Hàng chục quốc gia và các nhà tài trợ đã cam kết đóng góp thêm 2 tỷ 400 triệu đôla cho cơ chế chia sẻ vaccine COVAX. Đây là một bước tiến dài hướng tới “một thế giới được bảo vệ” khi nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có cơ hội nhận Vaccine đúng hạn
Đang phát
Live