Sau khi Mỹ áp đặt hàng loạt biện pháp cấm xuất khẩu con chip sang Trung Quốc, Trung Quốc mới đây cũng đã cấm mua sản phẩm của Micron – nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ. Mỹ lập tức phản ứng gay gắt trước động thái mới này của Trung Quốc. Diễn biến của các bên liên quan cho thấy cuộc chiến tranh thương mại liên quan đến con chip bắt đầu leo thang giữa hai nền kinh tế đầu tàu của thế giới.
Trong hai ngày 10 - 11/5, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị, đã có các cuộc thảo luận tại Vienna (Áo) về dỡ bỏ các rào cản trong quan hệ song phương. Cuộc gặp không được tiết lộ từ trước và là một trong những cuộc gặp cấp cao nhất giữa quan chức hai nước kể từ sau sự cố khinh khí cầu hồi đầu năm, khiến Ngoại trưởng Antony Blinken phải hoãn chuyến đi dự kiến tới Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương hôm nay (8/5) đã có cuộc gặp Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh. Ông khẳng định ưu tiên hàng đầu hiện nay là ổn định quan hệ song phương và yêu cầu Washington tôn trọng lằn ranh đỏ của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 20/4 đã có bài phát biểu qua đó kêu gọi một mối quan hệ kinh tế mang tính xây dựng và lành mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Sáng nay theo giờ Việt Nam, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua dự luật cấm bán dầu từ kho dự trự dầu mỏ chiến lược cho Trung Quốc. Đây là một trong những dự luật đầu tiên do đảng Cộng hòa giới thiệu kể từ khi nắm thế đa số tại Hạ viện. Nếu được Thượng viện chấp thuận và Tổng thống Joe Biden ký phê chuẩn, động thái có nguy cơ đẩy căng thẳng giữa Mỹ- Trung leo thang hơn nữa.
Cách đây 50 năm, vào đầu năm 1972, Tổng thống Mỹ Rích-chác Ních-xơn (Richard Nixon) là nguyên thủ đầu tiên của Mỹ tới thăm Trung Quốc, đưa quan hệ Mỹ - Trung Quốc bước sang trang mới, mở đường tái lập quan hệ ngoại giao song phương. Nhưng sau 50 năm mối quan hệ này ngày càng trở nên căng thẳng và năm 2022 được dự báo sẽ là một năm đầy biến động trong quan hệ Mỹ-Trung. Nếu như trong năm 2021, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đối đầu từ vấn đề thương mại, quốc phòng, ngoại giao thì xu hướng này được nhiều nhà quan sát dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2022. Trong đó, tại Mỹ, dù các thành viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có ý nghĩa quan trọng và vốn chia rẽ sâu sắc nhưng đều nhất trí với nhau ở duy nhất 1 điểm là không mềm mỏng với Trung Quốc.
Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2021 – năm thứ hai thế giới đối diện với rất nhiều khó khăn của dịch bệnh Covid-19. Nhưng dù các nhà lãnh đạo thế giới phải dồn tâm trí cho việc xử lý dịch Covid-19 cùng hàng loạt vấn đề nảy sinh trong nước do hệ lụy của dịch bệnh, các hoạt động đối ngoại không vì thế mà kém sôi động. Có thể nói năm 2021 là năm tình hình địa chính trị thế giới có rất nhiều diễn biến đáng chú ý, trong đó cạnh tranh nước lớn thực sự có những thay đổi về chất. Nói đến cạnh tranh nước lớn, có thể thấy cặp quan hệ Mỹ - Trung vẫn giữ vai trò trung tâm, xoay quanh là những mối quan hệ liên minh, đối tác đan xen của cả hai bên nhằm tập hợp lực lượng cho cuộc đối đầu trực diện và quyết liệt hơn so với năm 2020.
Trong động thái mới nhất, Nhà Trắng vừa thông báo quyết định không cử đại diện ngoại giao đến Đại hội Thể thao Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh, dự kiến diễn ra vào tháng 2 năm tới. Chưa hết, Mỹ cũng đã thông báo quyết định cho một số đồng minh; trong khi một số nước như Australia và Anh cũng đang cân nhắc vấn đề này. Trong phản ứng đầu tiên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh, Olympic là sân chơi thể thao toàn cầu, không phải là một sân khấu chính trị. Và rằng, quyết định của Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến việc Trung Quốc tổ chức thành công sự kiện thể thao này.
Hôm qua (6/12), Mỹ chính thức tuyên bố sẽ không gửi các quan chức chính quyền đến dự Olympic mùa đông 2022 và Paralympic Bắc Kinh. Trung Quốc ngay lập tức kịch liệt chỉ trích động thái trên của Mỹ. Diễn biến trên cho thấy quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung đang tiếp tục phải đối mặt với “sóng gió mới”
Một trong những sự kiện được dư luận đặc biệt chú ý trong tuần này là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hội nghị không đạt được kết quả đột phá nào nhưng được cho là bước đi quan trọng giúp xoa dịu căng thẳng đồng thời thiết lập “một số hàng rào an toàn” nhằm ngăn một cuộc cuộc xung đột giữa hai siêu cường.
Đang phát
Live