Mỹ vừa công bố lệnh cấm đầu tư vào ngành công nghệ Trung Quốc. Đây là động thái mới nhất trong loạt hành động của chính phủ của Tổng thống Mỹ Giâu Biden nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ tiên tiến. Trong một động thái đáp trả mới nhất, Bộ Thương mại Trung Quốc đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về sắc lệnh mà Tổng thống Mỹ Giâu Bai-đừn vừa ký, nói rằng Bắc Kinh có quyền thực hiện các biện pháp đáp trả. Động thái này của Mỹ tác động ra sao tới những nỗ lực song phương nhằm khôi phục đối thoại cấp cao Mỹ-Trung vốn đã rơi vào ngưng trệ từ đầu năm nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua ký sắc lệnh hành pháp cấm một số khoản đầu tư nhất định vào lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc. Động thái được dự báo sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, dù giới chức Mỹ tuyên bố không có ý định “chia cắt nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau của 2 nước”. Trung Quốc đã bày tỏ “thất vọng” trước quyết định, đồng thời cảnh báo sẽ có bước đi phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
Trong chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày của Đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry, hai bên đã lên kế hoạch tăng cường phối hợp thường xuyên hơn trong những tuần ngay trước khi Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) khai mạc tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất vào tháng 11 tới. Hợp tác về khí hậu là một minh chứng cho tuyên bố của cả hai bên về việc “hợp tác khi có thể”, “quản lý bất đồng một cách có trách nhiệm” bất chấp cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác vẫn đang diễn ra khá gay gắt. Nhưng sau những dấu hiệu tích cực từ chuyến thăm của ông John Kerry, hợp tác trong lĩnh vực khí hậu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp những thách thức nào?
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu Giôn Ke-ri (John Kerry ) và người đồng cấp Trung Quốc Giải Chấn Hoa hôm nay (17/7) đã khởi động cuộc đàm phán sâu rộng về vấn đề khí hậu. Chống biến đổi khí hậu đang trở thành mặt trận mới trong cạnh tranh Mỹ - Trung, khi hai bên đều muốn gây áp lực lên nhau để giảm phát thải.
Hôm qua (13/7), nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Ngoại trưởng Mỹ bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) và các hội nghị liên quan tại Indonesia. Đây là cuộc gặp thứ 2 giữa hai bên chỉ trong chưa đầy 1 tháng, mở ra triển vọng về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa nguyên thủ hai nước.
Sau 5 năm vắng bóng, Mỹ đã chính thức tái gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) sau một cuộc bỏ phiếu tại phiên họp bất thường của tổ chức này cuối tuần qua - với 132 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 15 phiếu trắng. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có một bức thư gửi tới UNESCO bày tỏ mong muốn tái gia nhập với tư cách thành viên chính thức vào tháng 7. Sự trở lại của Mỹ đã ngay lập tức nhận được sự đón nhận của các thành viên UNESCO. Vậy bước đi này sẽ đem lại lợi ích chiến lược nào cho cả Washington và UNESCO?
Hiệp ước Khoa học và Công nghệ (STA) kéo dài hơn 40 năm giữa Mỹ và Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi hai cường quốc này đều đang tăng tốc trong cuộc chạy đua giành lợi thế về công nghệ. Hiện tại nội bộ chính phủ Mỹ đang có quan điểm trái ngược về việc có nên tiếp tục gia hạn thoả thuận mang tính bước ngoặt này với nền kinh tế thứ hai thế giới hay không, do lo ngại Trung Quốc có thể lợi dụng chính các điều khoản trong thỏa thuận để hiện đại hoá quân đội cũng như đe doạ lợi ích quốc gia của Mỹ.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều gửi đi những thông điệp tích cực sau chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Antony Blinken. Đây là nỗ lực mới nhất của 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới nhằm vực dậy mối quan hệ đang lao dốc.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực thúc đẩy các cuộc tiếp xúc với Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang căng thẳng trong nhiều vấn đề. Sự kiện đáng chú ý nhất phải kể đến là chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ vào cuối tuần này. Ông Blinken sẽ là quan chức ngoại giao cấp cao đầu tiên đến Trung Quốc trong 5 năm qua và là quan chức Mỹ cao cấp nhất thăm đại lục kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức. Đây là cơ hội để hai bên tìm cách quản lý một cách có trách nhiệm mối quan hệ Mỹ - Trung nhằm tránh tính toán sai lầm và xung đột có thể gặp phải. PV Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ và PV Tuấn Đạt tại Trung Quốc phân tích rõ hơn vấn đề này.
Sau khi Mỹ áp đặt hàng loạt biện pháp cấm xuất khẩu con chip sang Trung Quốc, Trung Quốc mới đây cũng đã cấm mua sản phẩm của Micron – nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ. Đây là sự đáp trả mạnh mẽ và trực diện từ phía Trung Quốc – khác hẳn so với những phản ứng trước đây và được nhận định là bước leo thang lớn trong cuộc chiến đang diễn ra giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới về khả năng tiếp cận các công nghệ quan trọng. Điều gì tác động đến sự thay đổi trong cách phản ứng của Trung Quốc? Cuộc chiến “con chip” Mỹ - Trung sẽ đi tới đâu?
Đang phát
Live