Dư luận toàn cầu những ngày này tập trung vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung diễn ra ngày 15/11 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ. Ngoài ổn định quan hệ Mỹ - Trung, cuộc gặp được kỳ vọng sẽ đặt nền móng cho sự hợp tác mang tính xây dựng giữa hai nước trong việc giải quyết một số vấn đề lớn của thế giới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15/11 tới. Cuộc hội đàm diễn ra bên lề Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 ở Sanfa sisco, Mỹ. Dự kiến, chương trình nghị sự sẽ đề cập các vấn đề toàn cầu như chiến sự Hamas - Israel, xung đột Nga-Ukraine, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), cũng như lĩnh vực thương mại và kinh tế. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong một năm qua. Gần đây, Trung Quốc và Mỹ thường xuyên có những tương tác trên nhiều lĩnh vực, mang lại hy vọng mới cho việc xoa dịu quan hệ song phương. Liệu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung lần này có đem lại bước đột phá trong nỗ lực tìm cách “ổn định” quan hệ song phương, sau những căng thẳng thời gian qua?
Hôm qua (6/11), tại thủ đô Washington D.C, Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân sau nhiều năm gián đoạn. Động thái của hai bên diễn ra trong bối cảnh, Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần tới tại San Francisco, bang California, bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Công chúng sẽ sớm có cơ hội được chiêm ngưỡng tận mắt mẫu vật của tiểu hành tinh do NASA mang về Trái đất sau khi buổi trưng bày mẫu vật hiếm hoi này vừa được công bố tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở Washington, ngày 3/11.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến thăm một số nước Trung Đông, tiếp đến là châu Á, với Israel là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du dài ngày này. Chuyến thăm thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế khi diễn ra đúng vào thời điểm xung đột trên dải Gaza đã bước vào giai đoạn leo thang căng thẳng mới, khi quân đội Israel phát động chiến dịch trên bộ trên dải đất này với các động thái tấn công dồn dập nhằm vào các vị trí được cho là của phong trào Hamas.
Mỹ và Trung Quốc hôm qua đã thành lập các nhóm công tác kinh tế và tài chính trong nỗ lực giảm bớt căng thẳng giữa hai nước. Động thái diễn ra sau một chuyến thăm của các quan chức cấp cao Mỹ tới Trung Quốc trong năm nay và được kỳ vọng có thể tạo tiền đề cho cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ngay trong năm nay.
Một trong những sự kiện quốc tế được dư luận đặc biệt quan tâm trong tuần là chuyến công du Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Chuyến thăm kéo dài 4 ngày của bà Raimondo tiếp nối loạt chuyến thăm Trung Quốc của các quan chức cấp cao của Mỹ thời gian qua, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Kết thúc chuyến đi, Bộ trưởng Thương mại Mỹ khẳng định hai bên đã có các cuộc thảo luận hiệu quả và “sự khởi đầu tuyệt vời”. Liệu tín hiệu tích cực này có trở thành những bước tiến thực sự để hai nền kinh tế hàng đầu thế giới hạ nhiệt căng thẳng, mở ra giai đoạn hợp tác mới? Góc nhìn của chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc.
Trung Quốc coi trọng việc thiết lập các kênh liên lạc mới với Mỹ. Đây là tuyên bố đưa ra hôm qua của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong bối cảnh triển vọng ngày càng tăng về một cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ vào tuần tới. Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, với liên tiếp các biện pháp trả đũa thương mại lẫn nhau.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hiện đang có chuyến thăm Trung Quốc và đã có cuộc gặp với người đồng cấp Vương Văn Đào hôm qua. Hai bên đã nhất trí về một số bước nhằm giảm căng thẳng thương mại.
Mỹ vừa công bố lệnh cấm đầu tư vào ngành công nghệ Trung Quốc. Đây là động thái mới nhất trong các nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ tiên tiến. Đáp lại động thái này, Trung Quốc sẽ tuyên bố sẽ trả đũa Mỹ. Vậy, động thái này của Mỹ sẽ tác động ra sao tới những nỗ lực song phương nhằm khôi phục đối thoại cấp cao Mỹ-Trung vốn đã rơi vào ngưng trệ từ đầu năm nay?
Đang phát
Live