Dù chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19, nhưng những hệ lụy của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người nghèo tại Đắk Lắk. Sẻ chia gánh nặng với những hoàn cảnh khó khăn, những ngày qua, các tổ chức, cá nhân đã huy động nhiều phần quà ý nghĩa để dành tặng cho họ. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp nhiều người vượt qua khó khăn trong mùa dịch. Bài viết của phóng viên Nam Trang, Đài TNVN thường trú khu vực Tây Nguyên.
Sức khỏe tâm lý của bạn có bị ảnh hưởng vì đại dịch? Bạn có đang lo âu, trầm uất hoặc hoảng sợ thái quá? Từng ngày, từng giờ, thông tin được cập nhật ồ ạt với nhiều ca nhiễm tăng cao trên toàn cầu, khiến ta thấy như cánh tay vô hình của dịch bệnh ngày càng tiến đến gần khu vực mình sống, cũng như người thân của mình. Còn với những người trong diện cách ly chắc chắn sẽ không tránh khỏi tâm lý lo lắng và có dẫn đến những hành động mất kiểm soát. Còn với những người có các bệnh tâm lý, như trầm cảm hay rối loạn lo âu, việc điều chỉnh cảm xúc sẽ càng khó khăn trong giai đoạn này. Với các em học sinh thời gian nghỉ học kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề học tập và tâm lý. Khách mời là Tiến Sỹ Trần Thu Hương, Giảng viên Khoa Tâm Lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ giúp giải quyết vấn đề sức khỏe tâm lý cho mọi người trong thời điểm giãn cách xã hội như hiện nay.
- Làm sao sớm hiện thực hóa chủ trương hỗ trợ trực tiếp gia đình chính sách, người nghèo, người lao động bị mất việc làm và những người yếu thế khác trước ảnh hưởng đại dịch Covid-19?- Ngăn chặn những "chuyến tàu vét" trước đại hội.- Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trước mọi diễn biến của dịch bệnh.- Giải quyết vấn đề sức khỏe tâm lý trong mùa dịch.- Xẩm Hà Thành góp tiếng hát chống dịch Covid-19 với “Tiêu diệt Corona".
- Chủ động phòng trừ bệnh hại lúa Đông Xuân.- Võ Nhai, Thái Nguyên với công tác quản lý bạo vệ rừng giáp ranh.- Nâng cao hiệu quả nuôi cá khi thời tiết thay đổi.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân được khuyến cáo hạn chế ra đường, các điểm công cộng đông người để phòng tránh lây nhiễm. Thực hiện các khuyến cáo của các ngành chức năng, đến nay thói quen mua sắm của người dân tại các kênh truyền thống như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại… đang dần chuyển sang sử dụng nhiều bằng hình thức mua hàng online, giao hàng tận nơi…Qua đó hạn chế tiếp xúc phòng tránh dịch bệnh. Ghi nhận của PV Nguyễn Hằng.
- Đẩy mạnh các giải pháp nhằm ổn định nguồn cung thịt lợn và ổn định kinh tế.- Hướng dẫn trồng cam sành Vietgap cho năng suất cao.- Mô hình trồng rau trong nhà kính hiệu quả của một nông dân ở Vĩnh Phúc.
Bước vào mùa khô 2020, nắng nóng, khô hạn diễn biến phức tạp. Tại nhiều địa phương trong cả nước, nguy cơ cháy rừng đang ở mức rất cao. Đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, hầu hết những diện tích rừng ở đây có nguy cơ cháy rất cao, thường xuyên ở cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm). Thực tế, cháy rừng cũng đã xảy ra tại một số tỉnh như Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận hay Lâm Đồng. Còn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cùng với tình trạng hạn mặn khốc liệt nhất trong lịch sử nhiều năm trở lại đây, hiện các địa phương cũng đang phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở cấp nguy hiểm (cấp 4, 5), do thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài, nhiều cánh rừng bị khô kiệt. Thậm chí nếu xảy ra cháy rừng, việc không có nước để chữa cháy cũng đang là bài toán đặt ra. Trước thực trạng này, các ban ngành chức năng đã triển khai những giải pháp gì để chủ động ứng phó, giảm thấp nhất nguy cơ cháy rừng xảy ra, nhất là cao điểm mùa khô sắp tới? Khách mời là ông Nguyễn Quốc Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Live