
Sau Tết, tháng Giêng khai Xuân với nhiều lễ hội ở khắp vùng miền, mở đầu cho hàng nghìn lễ hội trong năm, trong đó có hơn 7000 lễ hội dân gian. Theo các chuyên gia, đây là nguồn tài nguyên nhân văn to lớn để phục vụ phát triển du lịch văn hóa, công nghiệp văn hóa. Việc tổ chức khai thác, quản lý các lễ hội như thế nào để phát huy giá trị văn hóa, đóng góp vào phát triển kinh tế, làm dày thêm các giá trị văn hóa của lễ hội cần sự chung sức từ cơ quan quản lý, các chuyên gia văn hóa đến cộng đồng doanh nghiệp, cùng người dân- chủ thể của lễ hội dân gian. BTV Ngọc Diệu có bài bình luận: “Phát triển công nghiệp văn hóa- nhìn từ mùa lễ hội đầu Xuân”.
Vào đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch tức ngày 23-24/2, Lễ hội Khai ấn đền Trần tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định sẽ diễn ra theo thông lệ với ý nghĩa cầu cho nhân dân an lạc, quốc gia được thái bình và giáo dục truyền thống "uống nước nhớ nguồn", tôn vinh nhà Trần- một triều đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Trước lễ Khai ấn đền Trần, sáng nay tại Nam Định, diễn ra nghi lễ "rước nước, tế cá"- một trong những nghi lễ nghi quan trọng khuyến nông, khuyến ngư, nhằm tri ân tổ tiên nhà Trần, một vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới và gắn bó với sông nước.
Khởi động từ ngày 18/2, chương trình hiến máu Lễ hội Xuân Hồng lần thứ 17 chính thức khai mạc chiều nay tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.
Những ngày đầu xuân năm mới là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức ở các địa phương trong cả nước. Đi lễ hay du xuân đầu năm, ai ai cũng muốn được thưởng ngoạn những không gian đẹp đẽ, vui tươi. Thế nhưng, hiện vẫn còn tình trạng người ăn xin tại lễ hội, di tích, điểm du lịch đầu xuân gây mất mỹ quan, làm phiền du khách đến tham quan, chiêm bái. Giải pháp nào chấn chỉnh tình trạng ăn xin làm phiền du khách tại các lễ hội? Chuyên gia xã hội học, PGS. TS Trịnh Hòa Bình, nguyên Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội, Viện Xã hội học Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Lễ hội truyền thống Chèo tàu Tổng Gối năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ ngày 23 đến 24-2 (tức từ ngày 14 đến ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Khu di tích lịch sử Lăng Văn Sơn và Miếu Voi Phục (xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp báo do UBND xã Tân Hội tổ chức sáng nay (18/2).
Lễ hội truyền thống Chèo tàu Tổng Gối năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ ngày 23 đến 24-2 (tức từ ngày 14 đến ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Khu di tích lịch sử Lăng Văn Sơn và Miếu Voi Phục (xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội), nhằm mục đích ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân đã khai thiên lập địa, có công lao với quê hương, đất nước; đồng thời góp phần gìn giữ, lưu truyền bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
14 cặp đôi đã lựa chọn Lễ hội ánh sáng đang diễn ra tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch để tổ chức lễ cưới. Đây là lễ hội ánh sáng lớn nhất châu Âu và được tổ chức hàng năm vào tháng 2.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự Đại lễ vía Đức Chí Tôn năm Giáp Thìn 2024 - một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đạo Cao Đài- Lễ hội Xuân Hồng – sự kiện hiến máu lớn nhất đầu xuân chính thức khởi động từ hôm nay- Sơn La lấy nét đẹp truyền thống, sắc màu văn hóa để làm điểm tựa phát triển du lịch- Quốc hội Hungary có thể sẽ phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thuỵ Điển ngay cuối tháng 2 này- Các công ty công nghệ hàng đầu thế giới công bố thoả thuận hợp tác chống tin giả do Trí tuệ nhân tạo tạo ra trong năm siêu bầu cử toàn cầu 2024
Những ngày này tại các địa phương trong tỉnh Đắk Lắk đang diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội của các dân tộc, tạo nên bức tranh đa dạng sắc màu văn hóa trên vùng đất trung tâm của Tây Nguyên.
Hôm nay (16/2, tức ngày mùng 7 tháng Giêng), lễ hội Tiên Công được tổ chức tại khu di tích miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh thu hút hàng nghìn người tham gia.
Đang phát
Live