Sáng nay 9/3, Lễ hội Việt - Nhật đã chính thức diễn ra tại TP.HCM. Tham dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo chính quyền thành phố cùng đại diện một số cơ quan của Việt Nam và Nhật Bản.
Dịp đầu Xuân, thời điểm bắt đầu hàng trăm lễ hội lớn, nhỏ, thu hút đông đảo du khách cả nước. Lợi dụng thời điểm này, nhiều đối tượng tìm mọi cách đưa vào thị trường các loại hàng hóa, thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Giải quyết mâu thuẫn gia đình - bài học từ vụ việc dựng hiện trường giả tự tử để doạ chồng.- Những chiếc xe đạp bằng tre của nhà hoạt động vì môi trường người Uganda.- Thắt chặt tình làng xóm qua Lễ hội Tống Phong truyền thống ở Cần Thơ.- Chàng trai 9X hơn 10 năm miệt mài với các dự án xã hội vì cộng đồng.
“Bước đầu chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức lễ hội 2024: Để có một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh”, với sự tham gia của GS TS Phạm Hồng Tung, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện Việt Nam học và Khoa học phát truển, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngày 25/2 (tức 16 tháng Giêng), tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả, Khai hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn" là Bảo vật Quốc gia.
Sau Tết, tháng Giêng khai Xuân với nhiều lễ hội ở khắp vùng miền, mở đầu cho hàng nghìn lễ hội trong năm, trong đó có hơn 7000 lễ hội dân gian. Theo các chuyên gia, đây là nguồn tài nguyên nhân văn to lớn để phục vụ phát triển du lịch văn hóa, công nghiệp văn hóa. Việc tổ chức khai thác, quản lý các lễ hội như thế nào để phát huy giá trị văn hóa, đóng góp vào phát triển kinh tế, làm dày thêm các giá trị văn hóa của lễ hội cần sự chung sức từ cơ quan quản lý, các chuyên gia văn hóa đến cộng đồng doanh nghiệp, cùng người dân- chủ thể của lễ hội dân gian. BTV Ngọc Diệu có bài bình luận: “Phát triển công nghiệp văn hóa- nhìn từ mùa lễ hội đầu Xuân”.
Vào đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch tức ngày 23-24/2, Lễ hội Khai ấn đền Trần tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định sẽ diễn ra theo thông lệ với ý nghĩa cầu cho nhân dân an lạc, quốc gia được thái bình và giáo dục truyền thống "uống nước nhớ nguồn", tôn vinh nhà Trần- một triều đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Trước lễ Khai ấn đền Trần, sáng nay tại Nam Định, diễn ra nghi lễ "rước nước, tế cá"- một trong những nghi lễ nghi quan trọng khuyến nông, khuyến ngư, nhằm tri ân tổ tiên nhà Trần, một vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới và gắn bó với sông nước.
Khởi động từ ngày 18/2, chương trình hiến máu Lễ hội Xuân Hồng lần thứ 17 chính thức khai mạc chiều nay tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.
Những ngày đầu xuân năm mới là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức ở các địa phương trong cả nước. Đi lễ hay du xuân đầu năm, ai ai cũng muốn được thưởng ngoạn những không gian đẹp đẽ, vui tươi. Thế nhưng, hiện vẫn còn tình trạng người ăn xin tại lễ hội, di tích, điểm du lịch đầu xuân gây mất mỹ quan, làm phiền du khách đến tham quan, chiêm bái. Giải pháp nào chấn chỉnh tình trạng ăn xin làm phiền du khách tại các lễ hội? Chuyên gia xã hội học, PGS. TS Trịnh Hòa Bình, nguyên Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội, Viện Xã hội học Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Lễ hội truyền thống Chèo tàu Tổng Gối năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ ngày 23 đến 24-2 (tức từ ngày 14 đến ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Khu di tích lịch sử Lăng Văn Sơn và Miếu Voi Phục (xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp báo do UBND xã Tân Hội tổ chức sáng nay (18/2).
Đang phát
Live