Hội nghị Quốc tế lần thứ 26 về "Tương lai châu Á "(FOA 2021) đã chính thức khai mạc ở Tokyo, Nhật Bản. Hội nghị năm nay được tổ chức theo hình thức trực tuyến sau một năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19. Dư luận kỳ vọng, hội nghị lần này sẽ mở khóa nhiều vấn đề nóng như COVID-19, tái kết nối các nền kinh tế, và đặc biệt là định vị châu Á trong bức tranh toàn cảnh thế giới hiện nay.
Hôm nay 20/05, tại Nhật Bản, Hội nghị Quốc tế lần thứ 26 về “Tương lai châu Á” (FOA 2021) diễn ra theo hình thức trực tuyến. Nhiều thông điệp từ các nhà lãnh đạo khu vực đã được chuyển đi nhằm xây dựng một Tương lai châu Á phục hồi sau đại dịch, trong đó nổi bật là các lời kêu gọi đoàn kết, hợp tác và tiếp cận vaccine Covid-19 một cách công bằng giữa các nước.
Theo kế hoạch, hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh các nước thuộc khu vực Tây Balkan sẽ diễn ra tại Slovania. Khu vực Tây Balkan được cho là bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ “nhỏ” ở châu Âu, nhưng đang ôm một “giấc mơ lớn”, đó là trở thành một phần của Liên minh châu Âu (EU). Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, khu vực Tây Balkan sẽ nỗ lực như thế nào để vượt qua thách thức và thực hiện giấc mơ vốn khá là xa vời?
Ngoại trưởng nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 vừa họp tại Anh, trong lần gặp gỡ trực tiếp đầu tiên kể từ hơn 2 năm qua. Cuộc họp trong 2 ngày 4 và 5/5 được coi là sự kiện chuẩn bị cho HNCC G7 tại Cornwall, Anh, tháng 6 tới. Thành lập năm 1975 như một diễn đàn để các quốc gia giàu có nhất phương Tây thảo luận về các cuộc khủng hoảng đang nổi lên, G7 hiện đang quan tâm và tìm cách đối phó với các thách thức chung như quan hệ chính trị căng thẳng với Nga và Trung Quốc, hai quốc gia rộng lớn và ngày càng quyết đoán, cũng như các vấn đề “nóng” khác từ đại dịch Covid-19 cho đến biến đổi khí hậu… BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Quang Dũng – Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu, về những quan tâm hiện nay trên bàn nghị sự nhóm G7
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu trực tuyến đã kết thúc với hàng loạt cam kết của lãnh đạo thế giới cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải nhà kính nhằm khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C. Tuy nhiên, giới chức các nước cũng cảnh báo, chỉ cam kết thôi là không đủ và toàn thế giới phải hành động ngay lập tức.
Trưa nay 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Soekarno-Hatta, Jakarta, Indonesia, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN. Báo chí Indonesia đưa tin đậm nét về chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, theo lời mời của Tổng thống Hoa kì Joe Biden.- Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu các hoạt động ngoại giao trong khuôn khổ Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN, tại Indonesia.- Họp trực tuyến với các tỉnh biên giới Tây Nam, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sẽ hỗ trợ cách ly, xét nghiệm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn muốn về nước, không để vì lý do khó khăn mà nhập cảnh trái phép.- Số ca nhiễm covid 19 tại Lào trong 24 giờ qua vượt qua tổng số ca mắc trong cả một năm. Trong khi đó, Campuchia ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhật Bản chuẩn bị tuyên bố tình trạng khẩn cấp về Covid-19 lần thứ 3.- Thị trường tiền ảo “lao dốc” trước thông tin tăng thuế với lĩnh vực đầu tư tài sản kỹ thuật số của Mỹ.
Ngày 24/4, tại thủ đô Jakarta, Indonesia, lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ nhóm họp trực tiếp nhằm thảo luận về các nỗ lực xây dựng cộng đồng, quan hệ đối ngoại và các vấn đề khu vực, trong đó có cuộc khủng hoảng tại Myanmar. Kế hoạch tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN này đã được nước chủ nhà Indonesia thúc đẩy trong vài tuần qua, với sự ủng hộ của Malaysia, Brunei, Singapore và Philippines. Brunei nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, đã lên tiếng ủng hộ tổ chức hội nghị thảo luận về các diễn biến tại Myanmar và cho biết đã yêu cầu các quan chức chuẩn bị cho cuộc họp này tại Jakarta. Trong một tuyên bố chung với Malaysia, Brunei cho biết cả hai nước đã yêu cầu các bộ trưởng và quan chức cấp cao của mình tiến hành “các bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc họp sẽ được tổ chức tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Indonesia”. Trước đó, tháng 3 vừa qua, bộ trưởng ngoại giao 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã họp trực tuyến đặc biệt thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar.
- Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển?- Bến Tre: Phát triển về hướng Đông, chủ trương hợp ý Đảng- lòng dân.- Lạng Sơn kiểm tra, xử lý hộ kinh doanh bán sữa nhập lậu trên Zalo.- Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN thảo luận các vấn đề khu vực, trong đó có cuộc khủng hoảng Myanmar.- Một số doanh nghiệp niêm yết tổ chức Đại hội đồng cổ đông đã công bố kết quả kinh doanh năm 2020 tích cực và đề ra kế hoạch tăng trưởng mạnh trong năm 2021.- Tình trạng thiếu thuốc an thần và thuốc gây mê đe dọa ngành y tế Brazil.
- Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, tối 23/4 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng Tổng thống Joe Biden và nhiều nguyên thủ các nước sẽ có bài phát biểu tại Phiên họp quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của Hành động Khí hậu".- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao nước ta bắt đầu tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại Indonesia. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2021-2023 có thể đạt 6,76% một năm.- Miền Bắc và miền Trung chuẩn bị bước vào đợt nắng nóng thứ hai với nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 39 độ C. Cảnh báo nguy cơ cháy nổ và hỏa hoạn ở khu dân cư và cháy rừng ở các tỉnh Trung bộ.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp trực tuyến công khai về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine.- Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, sẵn sàng đón chào Tổng thống Ukraine đến Moscow để tham gia các cuộc đối thoại hòa bình tại khu vực Donbass, nhằm chấm dứt xung đột.
Đang phát
Live