Việt Nam đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Theo đó, các doanh nghiệp cũng đang cần tuyển dụng một lượng lớn nhân lực chất lượng cho hoạt động doanh nghiệp và sẵn sàng chi trả mức lương cao. Vậy học nghề đang mở ra cơ hội học tập và việc làm như thế nào với các bạn trẻ? - Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng - Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội.
“Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về pháp lý; kịp thời rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước”; Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi 4 luật về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định về chính sách thu hút và trọng dụng người có tài năng vào cơ quan Nhà nước” là các chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tại Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo diễn ra hôm 15/7 vừa qua. Tiến sĩ Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cùng bàn luận câu chuyện này.
Thời điểm này, nhiều vùng trồng sầu riêng ở Đắk Lắk đã bắt đầu cho thu hoạch niên vụ 2024. Cùng với tăng cường quản lý về an ninh trật tự, nhiều địa phương trong tỉnh đang tập trung các giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu sầu riêng của mình.
Hải Phòng là 1 trong 10 tỉnh, thành phố triển khai Đề án 404 “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020”. Sau năm 2020, Hải Phòng là đơn vị duy nhất của cả nước tiếp tục triển khai Đề án 404 gắn với Đề án “Phát triển giáo dục mầm non” (gọi tắt là Đề án 1677).
Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển ngành Y tế mấy năm gần đây luôn được Cần Thơ quan tâm thực hiện, nhất là khi triển khai Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, cơ sở giáo dục – đào tạo ngành y trên địa bàn cũng chuyên tâm đổi mới, thu hút, ký kết hợp tác đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong giai đoạn mới, gỡ dần “nút thắt” khó khăn nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho Cần Thơ nói riêng, ĐBSCL nói chung.
Cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng vừa phối hợp với Sở Du lịch, Sở Công Thương thành phố, Ban Quản lý các chợ tiến hành kiểm tra việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch tại các chợ truyền thống, tuyến phố Trung tâm.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực. Tham dự Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, nhấn mạnh tầm quan trọng của nâng cao năng suất lao động, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập trung thực hiện "3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá" để góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo môi trường sinh thái tốt nhất cho người lao động phát huy tính sáng tạo, đổi mới, yêu nước, yêu nghề.
Tính đến nay, đã có nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm theo phương thức xét học bạ THPT, trong đó nhiều ngành/chương trình đào tạo của trường tốp thấp thì thí sinh có học bạ trung bình đạt 5 đến dưới 6 điểm/môn, chưa bao gồm điểm ưu tiên là có thể trúng tuyển đại học. Theo dõi điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ của nhiều trường đại học trong vài năm trở lại đây cho thấy điểm trúng tuyển bằng chính điểm sàn xét tuyển và năm nào cũng chỉ ở mức 15 - 17 điểm/3 môn. Đây thực sự là nỗi lo về chất lượng đầu vào cho quá trình đào tạo ở bậc đại học.
Chạy bộ là môn thể thao vô cùng quen thuộc, có tính đại chúng và có sức hấp dẫn đặc biệt, hầu như bất cứ ai cũng có thể tham gia. Ngoài những điểm tích cực như khơi dậy phong trào thể dục thể thao trong cộng đồng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ của người dân, nhìn lại 10 năm qua, phong trào chạy bộ tại Việt Nam cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề. Không ít giải chạy luộm thuộm, sơ sài, kém quy củ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự; tính chất nhiều giải đấu bị thương mại hoá quá mức; đặc biệt là chưa thể đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người chạy, khi đã xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Vậy làm sao để quản lý, quy hoạch, nâng cao chất lượng các giải chạy một cách hiệu quả; tránh thương mại hoá; đảm bảo an toàn cho người tham gia, để vừa vui khoẻ vừa không loạn? Tiến sĩ Dương Đức Thuỷ – Nguyên Trưởng bộ môn Điền kinh, Cục Thể dục Thể thao và Nhà báo Thành Lương – Ban Văn hoá – Xã hội (VOV2) Đài Tiếng nói Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Cả nước hiện có khoảng 50 cơ sở đào tạo Đại học có các chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiêp, thuỷ sản và thuỷ lợi. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vừa là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững của ngành, vừa là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Về chiến lược lâu dài cần làm gì để tạo dựng nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cho xã hội? Đặc biệt cần truyền thông sâu rộng hơn để cộng đồng, xã hội trong đó các bạn trẻ nắm bắt được các cơ hội học tập, cơ hội việc làm, cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. - Khách mời: Giáo sư- Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đang phát
Live