Bên cạnh công tác chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, tỉnh Sóc Trăng còn khẩn trương cấp phát gạo của Chính phủ hỗ trợ các đối tượng thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
- Thị trường bất động sản đang đối mặt với hàng loạt khó khăn - Giải pháp nào để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển bền vững? - Doanh nghiệp tại Đồng Nai xoay xở thưởng Tết để giữ chân người lao động.
Chính phủ Anh sẽ sớm ban hành lệnh cấm đồ nhựa dùng một lần bao gồm đĩa nhựa, dao dĩa, cốc ... Quyết định được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn nước này từ hơn 1 năm qua.
Thời gian qua, việc ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Hiện, đã có 4.290 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (chiếm 66% số lượng thủ tục hành chính). Tuy nhiên số lượng dịch vụ công trực tuyến được sử dụng còn thấp ( chỉ khoảng 25,6%). Có thể nói, đưa thành công các dịch vụ công lên môi trường trực tuyến mới chỉ là tạo thêm một kênh để giải quyết các thủ tục hành chính. Điều quan trọng, các cơ quan, đơn vị cần có các giải pháp để người dân khai thác và sử dụng kênh giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, từ đó mới phát huy hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến. Đây cũng chính là chủ đề mà chúng tôi sẽ bàn luận trong Chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời : Bà Phạm Ngọc Thủy – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.
Thời gian qua, việc ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Hiện, đã có 4.290 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (chiếm 66% số lượng thủ tục hành chính). Tuy nhiên số lượng dịch vụ công trực tuyến được sử dụng còn thấp ( chỉ khoảng 25,6%). Có thể nói, đưa thành công các dịch vụ công lên môi trường trực tuyến mới chỉ là tạo thêm một kênh để giải quyết các thủ tục hành chính. Điều quan trọng, các cơ quan, đơn vị cần có các giải pháp để người dân khai thác và sử dụng kênh giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, từ đó mới phát huy hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến. Chương trình Đối thoại hôm nay bàn về chủ đề này với sự tham gia của hai vị khách mời là bà Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ có công điện chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023.- Tiếp tục kỳ họp bất thường thứ 2, Quốc hội khóa 15 sáng nay Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết theo chương trình kỳ họp, trong đó có điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương.- Các địa phương với các hoạt động chăm lo Tết cho người dân và công nhân lao động.- Cục Hàng không Việt Nam cho biết, nhiều đường bay trong dịp Tết Nguyên đán 2023 đã hết vé, mặc dù đã tăng tần suất bay cho các hãng.- Lãnh đạo nhiều nước ở khu vực Mỹ Latinh lên tiếng ủng hộ Tổng thống Brazil Lula và coi những hành động của người biểu tình là nhằm thực hiện âm mưu đảo chính và ngăn cản các hoạt động của chính quyền mới vừa nhậm chức.- Bộ Quốc phòng Nga thông báo vừa thực hiện chiến dịch trả đũa khiến 600 quân nhân Ucraina thiệt mạng.
Chiều tối nay, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12. Tại buổi họp báo, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết: Số bị can trong vụ án Việt Á và chuyến bay giải cứu còn tiếp tục tăng.
Sáng nay 3/1/2023, tại trụ sở Chính phủ, diễn ra Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Tham dự có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành phố trong cả nước.
Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa 15, sáng nay, các đại biểu thảo luận về 1 dự án luật sửa 8 luật - được cử tri trông đợi sẽ gỡ vướng mắc về thể chế, đơn giản hóa thủ tục đầu tư- Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực gọi tắt là RCEP- Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đồng ý cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện cho 03 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir chỉ định điều trị COVID-19
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khoá 15 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 được tổ chức sáng nay( 5/1), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: thời gian tới Chính phủ cần tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn. Cùng dự hội nghị có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, cùng lãnh đạo các Bộ ban ngành Trung ương.
Đang phát
Live