Tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra kết luận có nhiều nội dung quan trọng, với sự chỉ đạo quyết liệt, giải pháp mới và mạnh hơn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 dự báo còn kéo dài, các ca lây nhiễm có nguy cơ tiếp tục tăng, cùng với Chính phủ, các địa phương, đơn vị, mỗi người dân, doanh nghiệp đã có những hành động thiết thực chung tay vào cuộc chiến chống dịch bệnh.
Thành phố Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành phố phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thêm 14 ngày.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tuyệt đối không để người dân rời khỏi nơi cư trú tới khi hết giãn cách xã hội, đồng thời cung cấp đủ lương thực, thực phẩm với tinh thần không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc.- Chính phủ đồng ý giảm tiền điện lần thứ 4 cho người dân và cơ sở cách ly do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.- Sau một năm thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), thương mại xuất nhập khẩu hai bên tăng trưởng hơn 18%.- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 và các hội nghị liên quan sẽ diễn ra từ ngày mai theo hình thức trực tuyến.- Bốn tổ chức y tế, thương mại và tài chính lớn nhất thế giới đề nghị các hãng bào chế vaccine ngừa COVID-19 ưu tiên cung cấp cho các nước nghèo hơn./.
Điện đàm với Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermudez, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định tình đoàn kết trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp chính nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 phải quán triệt phương châm “ “Rõ, Nghiêm, Chắc, Hiệu quả”, trong đó, việc giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình phải thực hiện nghiêm- Bộ Công thương hỏa tốc đề xuất Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông nhằm hạn chế cách hiểu mỗi nơi mỗi kiểu, đang gây nhiều khó khăn- Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, một cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào nước Mỹ có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thực sự với các cường quốc- Nga trở thành quốc gia đầu tiên xây dựng và đệ trình lên ủy ban đặc biệt của Liên hợp quốc dự thảo công ước chung về chống tội phạm thông tin
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, sáng nay (28/07), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu thành viên Chính phủ với 27 thành viên; phê chuẩn việc bổ nhiệm 4 Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao và thông qua 5 Nghị quyết quan trọng.
Sau cuộc họp cuối giờ chiều 27/07, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị ban hành danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì quy định chỉ lưu thông “hàng hóa thiết yếu” như hiện nay. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải - Trưởng ban chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP.HCM và khu vực phía Nam, cho biết, mặc dù Chính phủ đã quy định rõ danh mục các mặt hàng thiết yếu, tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng, mỗi địa phương lại có cách hiểu khác nhau, vì vậy, Bộ Công Thương đề xuất thay vì quy định chỉ lưu thông “hàng hóa thiết yếu”, Chính phủ cần quy định danh mục hàng hóa “cấm lưu thông”. Nếu đề xuất này được thông qua, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần chiếu theo danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế kinh doanh. Các hàng hóa, dịch vụ còn lại không nằm trong danh sách này sẽ được xếp vào diện thiết yếu và được cấp “thẻ xanh” để lưu thông tại địa phương, hoặc từ địa phương này sang địa phương khác. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, cho biết:
Thảo luận về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp thực hiện giảm nghèo bền vững.- Phải tranh thủ từng phút, từng giờ, đặt hiệu quả lên hàng đầu và huy động mọi nguồn lực để chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.- Đừng để tin giả cản bước cuộc chiến phòng, chống Covid 19.- Thanh tra Chính phủ kiến nghị Hà Nội thu hồi hơn 42 tỉ tiền sai phạm tại một gói thầu trong dự án buýt nhanh BRT, nếu các đơn vị liên quan không thực hiện thì chuyển sang cơ quan điều tra xử lý.- Hàn Quốc và Triều Tiên khôi phục đường dây nóng, nhất trí cải thiện quan hệ song phương.- Trước thông tin về cuộc khủng hoảng chính trị tại Tuynidi, cộng đồng quốc tế quan ngại và kêu gọi giải quyết khủng hoảng thông qua đối thoại.
Chính phủ vừa có công văn yêu cầu không kiểm tra xe chở hàng thiết yếu, lương thực phục vụ người dân vùng có dịch COVID-19.- Trước số ca mắc Covid-19 vẫn tăng mặc dù đã áp dụng giãn cách xã hội, từ ngày mai người dân TP.HCM không được ra đường sau 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.- Tối nay, Việt Nam tiếp nhận 1,5 triệu liều vaccine Mô-đê-na, trong số hơn 3 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 được phía Hoa Kỳ viện trợ lần này thông qua cơ chế COVAX.- Mưa lớn 2 ngày qua đã khiến một số bản làng tại ở Quảng Bình bị chia cắt tạm thời.- Afghanistan bắt giữ 4 tay súng Taliban thực hiện vụ tấn công tên lửa Dinh Tổng thống.- Chính thức vượt mốc 1 triệu ca mắc Covid-19 – Thủ tướng Malaysia kêu gọi toàn dân đoàn kết
Trong thời gian qua, Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng đất nước vẫn đảm bảo được sự ổn định để phát triển, điều đó một phần là do công tác an sinh xã hội đã được thực hiện hiệu quả. Vừa qua, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 90.260 tỷ đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hỗ trợ tối đa cho TP.HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam để thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.- Bộ Y tế thay đổi phương pháp phòng chống dịch, để khống chế dịch hiệu quả hơn. Trong đó, chuyển từ xét nghiệm PCR sang thực hiện test nhanh là chính.- Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm nay tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái.- Trong khi đó, Việt Nam tăng 5 bậc để lần đầu tiên vươn lên xếp vị trí thứ 19 trong danh sách các nền kinh tế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất thế giới.- Lãnh đạo các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) họp khẩn nhằm bàn cách ứng phó với sự lây lan mạnh của biến chủng Delta.- Mỹ thành lập lực lượng đặc nhiệm ngăn chặn các vụ tấn công mã độc tống tiền.
Trước những khó khăn của người lao động do tác động của dịch bệnh COVID-19, ngày 1/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP gồm 12 chính sách hỗ trợ người lao động, người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch với kinh phí lên tới 26.000 tỉ đồng. Cần có những giải pháp gì để gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng sớm đến được đúng đối tượng, đáp ứng đúng nhu cầu, tránh những bất cập mà các gói hỗ trợ đã từng triển khai trước đây vướng phải? Mời quý vị và các bạn tìm câu trả lời trong chương trình Xã hội chuyển động hôm nay.
Đang phát
Live