Thời gian gần đây, các bạn nghe Đài bày tỏ sự lo lắng vì dịch bệnh Covid-19 nên nhiều nước thắt chặt xét duyệt hồ sơ du học và thời gian nhập học. Vậy muốn du học năm nay, học sinh cần chuẩn bị hồ sơ và những điều kiện cần thiết như thế nào? Đặc biệt với khối ngành Khách sạn, Nhà hàng tại các nước Châu Âu, tuyển sinh du học năm nay có gì đổi mới hay không? Khách mời là ông Đinh Nguyên Tùng, Tổ chức giáo dục GreenWay tham gia chương trình và trao đổi về nội dung này.
Những thách thức lớn đối với Đức - nước Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) đó là cú sốc hậu đại dịch Covid-19, vấn đề nhất thể hóa liên minh hay các chính sách đối ngoại trong bối cảnh mới. Đặc biệt, viễn cảnh một tương lai hậu Brexit không thỏa thuận với Anh đang được cảnh báo sẽ là “cú sốc thứ 2” với EU sau Covid-19. Liệu khả năng xảy ra “cú sốc thứ 2” có trở trành sự thật đối với Liên minh châu Âu? Và nó sẽ tác động ra sao đến tương lai của khối cũng như mối quan hệ với Anh? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu sẽ tiếp tục phân tích cùng quý vị.
Hôm nay (1/6), Nước Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu. Trươc thềm sự kiện này, trong tuần qua, Thủ tướng Đức Merkel đã có bài phát biểu nêu bật những khó khăn và cả những cơ hội đội với nước Đức khi lãnh đạo châu Âu trong nhiệm kỳ 6 tháng tới. Dư luận chờ đợi Đức có thể làm gì để thúc đẩy EU tiến về phía trước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cũng như việc châu Âu đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ đối nội cho đến đối ngoại. Trong khi đó, viễn cảnh một Brexit không thoả thuận đang “treo lơ lửng” khi các cuộc đàm phàn giữa Anh và EU lâm vào bế tắc. VĐQT hôm nay, mời quý vị và các bạn đến với những phân tích của phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.
- Cần giải pháp tối ưu để quản lí cây xanh trong trường học.- Bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em cần chung tay cả cộng đồng.- Hôm nay (1/6) Đức chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) - Đứng trước nhiều khó khăn chồng chất.- Bài đầu tiên trong loạt bài "Đại dịch covid-19: Cơ hội để chuyển đổi, phát triển" với nhan đề “Covid-19: Nhân lên sức mạnh phẩm giá dân tộc”.- Sửa đổi thông tư 01 - Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi thời hạn trả nợ.- Venezuela tăng giá xăng dầu sau 2 thập kỷ.
- Liên minh Châu Âu bất đồng về kế hoạch mở cửa biên giới trở lại.- Cuốn sách "Mãi mãi một thời thiếu sinh quân".- Lựa chọn sách giáo khoa lớp 1: Thời gian gấp, chất lượng như thế nào?
Trong cuộc họp trực tuyến, Bộ trưởng du lịch các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận lộ trình dần mở lại biên giới vào mùa hè theo đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC). Tuy nhiên, các bên không đạt được đồng thuận trong vấn đề này.
- Khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14. Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội họp trực tuyến với 63 điểm cầu. Ngay trong phiên sáng nay, Quốc hội đã nghe các báo cáo, đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu; Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu mở ra cơ hội đầu tư kinh doanh mới cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên.- Chuyến bay chở 340 công dân Việt Nam mắc kẹt tại Ấn Độ do đại dịch Covid 19 đã về tới sân bay Cần Thơ vào sáng nay, kết thúc một chiến dịch bảo hộ công dân kéo dài gần ba tháng.- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La xác định có những thỏa thuận trị giá tiền tỷ trong vụ nâng điểm thi ở Sơn La trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018.- Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới WHO chính thức thông qua nghị quyết yêu cầu điều tra độc lập về ứng phó Covid-19.- Liên Hợp Quốc quan ngại về chiến sự leo thang ở Libya trong tháng lễ Ramadan khi liên tiếp có các cuộc tấn công nhắm vào dân thường và cơ sở dân sự trong những ngày qua.
- Châu Âu mở cửa du lịch.- Sinh viên tình nguyện ở thành phố Depok của Indonesia đã hỗ trợ những bữa ăn miễn phí, nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và lớn tuổi dễ bị tổn thương do dịch Covid-19.
- Dấu ấn của Người trên đất Pháp.- Châu Âu mở cửa du lịch.- Sinh viên tình nguyện ở thành phố Depok của Indonesia đã hỗ trợ những bữa ăn miễn phí, nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và lớn tuổi dễ bị tổn thương do dịch Covid-19.- Tuyến đường bản đồ biển đảo bằng chất liệu gốm ở Bình Dương.- Gặp gỡ nguyên cán bộ giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, người đã vinh dự được nhiều lần gặp Bác Hồ.
Liên minh châu Âu vừa kỷ niệm tròn 70 năm ngày thành lập. Diễn ra trong bối cảnh dịch COVID hoành hành và nước Anh đã chính thức rời khỏi EU, lể kỷ niệm tuổi 70 của EU diễn ra trong lặng lẽ. Trong khi đó, việc lần đầu tiên các thành viên EU buộc phải tạm ngừng Hiệp ước Schengen- đóng cửa biên giới, ngăn chặn đại dịch, cho thấy một dấu ấn buồn của khối. Mặc dù nhiều nước EU đã nới lỏng giãn cách xã hội và mở cửa một phần nền kinh tế trở lại, nhưng tương lai nào sẽ chờ đợi EU sau tuổi 70? Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp.
Đang phát
Live