
- Châu Âu mở cửa du lịch.- Sinh viên tình nguyện ở thành phố Depok của Indonesia đã hỗ trợ những bữa ăn miễn phí, nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và lớn tuổi dễ bị tổn thương do dịch Covid-19.
- Dấu ấn của Người trên đất Pháp.- Châu Âu mở cửa du lịch.- Sinh viên tình nguyện ở thành phố Depok của Indonesia đã hỗ trợ những bữa ăn miễn phí, nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn và lớn tuổi dễ bị tổn thương do dịch Covid-19.- Tuyến đường bản đồ biển đảo bằng chất liệu gốm ở Bình Dương.- Gặp gỡ nguyên cán bộ giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, người đã vinh dự được nhiều lần gặp Bác Hồ.
Liên minh châu Âu vừa kỷ niệm tròn 70 năm ngày thành lập. Diễn ra trong bối cảnh dịch COVID hoành hành và nước Anh đã chính thức rời khỏi EU, lể kỷ niệm tuổi 70 của EU diễn ra trong lặng lẽ. Trong khi đó, việc lần đầu tiên các thành viên EU buộc phải tạm ngừng Hiệp ước Schengen- đóng cửa biên giới, ngăn chặn đại dịch, cho thấy một dấu ấn buồn của khối. Mặc dù nhiều nước EU đã nới lỏng giãn cách xã hội và mở cửa một phần nền kinh tế trở lại, nhưng tương lai nào sẽ chờ đợi EU sau tuổi 70? Bình luận của biên tập viên Hồ Điệp.
- Chuyến bay thứ hai đưa hơn 340 công dân Việt Nam từ Mỹ về nước an toàn. Đây cũng là chuyến bay đầu tiên của Việt Nam đi trực tiếp từ thủ đô Hà Nội sang Wasington và ngược lại.- 17/5 là ngày thế giới phòng chống bệnh tăng huyết áp. Tại nước ta, hiện có khoảng 60% người bị tăng huyết áp nhưng không biết mình bị bệnh. Trong khi tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây biến chứng tử vong.- Tình hình sức khỏe của bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 91- nam phi công người Anh đã có tiến triển khá hơn. Các cơ quan chức năng khởi động chương trình tìm nguồn cho tạng có đủ điều kiện ghép và chuẩn bị đầy đủ điều kiện để ghép phổi cho bệnh nhân này.- Lên kế hoạch mở lại trường học từ 1/6 tới, Chính phủ Anh vấp phải sự phản đối từ phía Công đoàn giáo viên và các địa phương.- Bài bình luận: Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập liên minh Châu Âu - Dự báo một con đường đầy chông gai phía trước.
Dịp kỷ niệm sinh nhật tuổi 70 của Liên minh châu Âu năm nay diễn ra trong lặng lẽ và nhiều sự nuối tiếc, khi các biên giới phải đóng cửa, kinh tế đối mặt nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 và đặc biệt đã không còn thành viên quan trọng – vương quốc Anh. Đây cũng là dịp các nước châu Âu nhìn lại sự tồn tại của 7 thập niên qua, với những thành công và cả những thách thức đang đặt ra cho chặng đường sắp tới. Điều đáng chú ý là sự hợp nhất châu Âu đang đứng trước thử thách nghiệt ngã nhất mà các nhà lãnh đạo của châu lục này phải gấp rút đối phó nếu không muốn EU trở thành một ngôi nhà rệu rã.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến về Luật Cư trú, một trong những chính sách lớn của dự án Luật là thay đổi phương thức quản lý cư trú, bỏ các quy định về Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình, cá nhân. Nội dung này nhận được nhiều ý kiến khác nhau.- Hội nghị trực tuyến Nhóm làm việc quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN, nhằm thúc đẩy các sáng kiến của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN và chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN diễn ra ngày 15/5 này.- Đợt giảm giá điện đầu tiên được thực hiện trên toàn quốc với hơn 28 triệu khách hàng, tổng số tiền hỗ trợ từ việc giảm giá điện ước tính gần 11.000 tỷ đồng.- Liên minh Châu Âu (EU) kêu gọi các nước sẵn sàng cho tình huống một làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại khu vực này.- Nhiều công ty rời khỏi Trung Quốc - Các quốc gia khu vực trải thảm đón các nhà đầu tư.
- Chính phủ Nhật Bản quyết định hỗ trợ cho cả công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Đây là khẳng định của Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trong cuộc điện đàm về công tác phòng chống dịch Covid-19 với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào chiều nay.- Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp đưa hàng hóa sang thị trường Trung Quốc cần chủ động cân nhắc, điều chỉnh tiến độ đưa hàng lên biên giới phía Bắc phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu.- Nhiều trường học thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong ngày đầu tiên cho học sinh đi học trở lại. Đáng chú ý, tỷ lệ học sinh ở Hà Nội đi học đạt hơn 99%.- Liên minh Châu Âu cho rằng làn sóng lây nhiễm dịch Covid-19 đầu tiên ở châu Âu đã qua đỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn 5 quốc gia ở khu vực này chưa đạt đỉnh dịch, trong đó có Anh.- Nước Nga tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc Vĩ đại.
- Hôm nay, hàng triệu học sinh trong cả nước đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ học phòng chống dịch COVID-19. Công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho học sinh được các trường đặt ưu tiên cao nhất.- Bước sang ngày thứ 18 Việt Nam không có ca lây nhiễm dịch COVID-19 trong cộng đồng.- Xác định nguy cơ từ các trường hợp nhập cảnh cao hơn trong giai đoạn này, TP.HCM sẽ xét nghiệm COVID-19 4 lần thay vì 2 lần như trước đây.- Quan hệ Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng với các cáo buộc lẫn nhau về nguồn gốc dịch COVID-19.- Các nước châu Âu bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, phục hồi dần các hoạt động kinh tế xã hội và du lịch.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân, bắt đầu từ hôm nay.- Tổng đài 111 bắt đầu tiếp nhận giải đáp vướng mắc trong thực hiện chính sách hỗ trợ người dân theo Nghị quyết 15 của Thủ tướng.- Để hạ giá lợn giống và giá lợn hơi, các doanh nghiệp xin nhập khẩu 6 vạn con lợn nái.- Lần đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc, nước này không ghi nhận thêm ca nhiễm mới nào. Trong khi đó, Nga công bố Thủ tướng nước này dương tính với Sars-CoV-2.- Châu Âu đánh giá thiệt hại kinh tế do Covid-19 cho thấy sự suy thoái nghiêm trọng và toàn diện.
Một số nước châu Âu đang từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa, sau khi có những dấu hiệu tích cực về tình hình dịch bệnh, với số ca tử vong và nhiễm mới giảm mạnh trong mấy ngày qua. Việc nới lỏng các biện pháp hạn chế này được các quốc gia châu Âu tiến hành sau khi Liên minh châu Âu (EU) thống nhất về “Lộ trình dỡ bỏ lệnh phong tỏa” tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến tuần trước.
Đang phát
Live