Năm 2023 TP.HCM đã hoàn thành 88/88 nhiệm vụ về cải cách hành chính, tỷ lệ 100%. Kết quả này là minh chứng cho nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong thời gian qua. Tuy nhiên, TP.HCM không tự mãn mà đã nhanh chóng bắt tay ngay vào thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong năm 2024 với những mục tiêu cao hơn. Bởi, nếu đứng im là sẽ bị tụt lại.
Một trong những vấn đề nổi bật, thu hút sự quan tâm của xã hội trong năm nay là việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1 tháng 7. Đây không chỉ là sự chia sẻ của Chính phủ với người làm công ăn lương, trong đó có hàng triệu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, mà quan trọng hơn, còn nhằm xây dựng một hệ thống tiền lương công bằng, hợp lý, khuyến khích sự nỗ lực, sáng tạo của người lao động để họ được hưởng mức lương phù hợp với hiệu quả công việc và đóng góp xứng đáng cho đất nước.
Từ ngày 1/7 năm nay sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Hội nghị Trung ương 7, khóa 12. Dự kiến, sẽ bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương hiện hành và xây dựng bảng lương mới với số tiền cụ thể, áp dụng từng vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo.
Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, hình ảnh bộ đội biên phòng - người chiến sĩ mang quân hàm xanh luôn là biểu tượng niềm tin trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta- TP HCM xác định việc quy hoạch sông Sài Gòn là trung tâm, là điểm nhấn của rà soát, xây dựng quy hoạch thành phố- Đại diện Bộ Nội vụ khẳng định bảo đảm tiến độ xây dựng các văn bản để triển khai chính sách cải cách tiền lương từ 01/7/2024- Với chủ đề “Đối tác cho tương lai”, Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia - Cơ hội làm sâu sắc quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN-Australia- Nhiều hy vọng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trong 6 tuần tại dải Gaza
Bộ Nội vụ đã hoàn tất tờ trình về cải cách tiền lương từ ngày 1/7 tới và chuẩn bị trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.- Nếu đánh thức được tiềm năng, sông Sài Gòn sẽ là động lực để TP.HCM “cất cánh”. Nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine”.- Từ ngày mai ( 3/3) , nhiệt độ ở miền Bắc sẽ có xu hướng ấm dần, chấm dứt đợt rét đậm, rét hại kéo dài hơn 1 tuần qua.- Ai Cập xác nhận, các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn giữa Irael và lực lượng Ha-mas sẽ được nối lại tại thủ đô Cairô vào ngày mai (3/3).- Ấn Độ chính thức xóa sổ tình trạng “nghèo cùng cực”.
Từ ngày 1/7 tới đây, công chức, viên chức trên toàn quốc sẽ được trả lương theo vị trí việc làm thay cho chính sách tiền lương, chưa tạo động lực như hiện nay. Mặc dù thời điểm hiện tại, cán bộ, công chức, viên chức chưa thể biết từ tháng 7 năm nay, mức lương cụ thể của mình là bao nhiêu, nhưng có một điều chắc chắn là mức lương cải cách sẽ cao hơn mức lương hiện đang hưởng. Điều này giúp họ có thêm động lực cống hiến.
Đột phá cải cách hành chính để tránh hành dân- Hà Nội: Triển khai rộng khắp mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”.- “Kinh tế số 2 năm liên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng số 1 khu vực – nhận diện cơ hội, thách thức” - Triển khai các giải pháp ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường online”- “Tổng thống Indonesia thăm Philippines làm sâu sắc quan hệ song phương”.- Người dân Hy Lạp vẫn gặp khó khăn trong việc tái thiết sau 4 tháng xảy ra lũ lụt kéo dài .
Tỷ lệ hồ sơ đúng hạn đạt 98,8%, hồ sơ trực tuyến đạt 95,5%... là kết quả ấn tượng trong công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi phải chấn chỉnh kịp thời, hiệu quả, trong đó việc phát huy, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu là giải pháp quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Cải cách tiền lương mới từ năm 2024 đang được cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm, chờ đợi. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương này thì xây dựng vị trí việc làm được coi là vấn đề mấu chốt. Tuy nhiên đây là công việc rất phức tạp, khiến nhiều cơ quan, đơn vị lúng túng khi triển khai thực hiện.- Nhiều chương trình ưu đãi được các ngân hàng thương mại đưa ra để đón xuân mới 2024.- “Cao Bằng: Lúng túng trong giải ngân vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia”.- Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, bảo đảm an toàn nguồn cung thực phẩm.- Thiếu lao động do xung đột, Israel phát động phong trào tình nguyện “giải cứu” ngành nông nghiệp.
Nhìn lại tình hình thực hiện cải cách môi trường kinh doanh trong năm 2023, năm bản lề của kế hoạch 5 năm, và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới. Khách mời: Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế - Economica Việt Nam.
Đang phát
Live