Từ ngày 1/7 tới đây, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, việc trả lương sẽ theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh của cán bộ lãnh đạo. Như vậy, để xây dựng được hệ thống thang, bảng lương mới, yêu cầu phải hoàn thành được vị trí việc làm. Vậy cho đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đã hoàn thiện ra sao?
Từ ngày 1/7 tới đây, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, lương sẽ được trả theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh của cán bộ lãnh đạo. Như vậy, để xây dựng được hệ thống thang, bảng lương mới, yêu cầu đầu tiên phải hoàn thành được vị trí việc làm. Vậy cho đến thời điểm này, các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đã hoàn thiện vị trí việc làm đến đâu, còn những khó khăn, vướng mắc gì không?
Việc nới lỏng điều kiện kinh doanh cho ngành thực phẩm có thể là con dao hai lưỡi nếu khâu hậu kiểm không được tăng cường đồng bộ. Chính vì vậy, từ khi Nghị định 15 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực đã có sự thay đổi căn bản về quan niệm quản lý thực phẩm: chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, giảm thủ tục hành chính, tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp. Phóng viên Đài TNVN có bài đề cập cụ thể:
Từ ngày 1/7 tới đây, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, việc trả lương sẽ theo vị trí việc làm, chức vụ, chức danh của cán bộ lãnh đạo. Như vậy, để xây dựng được hệ thống thang, bảng lương mới, yêu cầu đầu tiên phải hoàn thành được vị trí việc làm. Đây là việc được các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước, các đơn vị tích cực thực hiện trong thời gian qua. Nhằm gấp rút các quy định, văn bản để thực hiện chính sách tiền lương mới từ 1/7/2024, Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đã yêu cầu phải hoàn thành việc xây dựng Đề án vị trí việc làm trước ngày 31/3. Bắt đầu từ tháng 4, rà soát, hoàn thiện các quy định về vị trí việc làm và điều chỉnh kịp thời và cố gắng hoàn thành trong tháng 5. Nhưng hiện nay, còn một số bộ, địa phương chưa xây dựng vị trí việc làm để làm cơ sở cải cách tiền lương. Xác định vị trí việc làm bảo đảm đúng người, đúng việc, đúng thu nhập là việc khó và còn nhiều vướng bởi đây là hoạt động chưa có tiền lệ. Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng tiêu chí xếp lương theo vị trí việc làm và kết quả công việc cần được cụ thể hoá như thế nào? Làm thế nào để vị trí việc làm đong, đo được đúng khối lượng và chất lượng công việc để từ đó làm cơ sở tính tiền lương? Tiến sỹ Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính, Bộ Nội vụ sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Một trong những nội dung về cải cách tiền lương sẽ được xin ý kiến Bộ Chính trị là việc bảo lưu tiền lương, để đảm bảo thu nhập của cán bộ, công chức khi chuyển sang lương mới không thấp hơn lương cũ. Đây là thông tin được Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra chiều nay.
Sáng nay, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tổ chức phiên họp chuyên đề về giải pháp chuyển đổi sang sử dụng một loại tài khoản duy nhất VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Theo quy định của Chính phủ từ 1/7 năm nay sẽ sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) đăng nhập cổng dịch vụ công. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị.
- Cải cách tiền lương: Phải đảm bảo cán bộ công chức sống được bằng lương. - Thước đo Papi và áp lực cải cách.
Bộ Nội vụ vừa công bố chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Theo đó, có 82,66% người dân hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tăng so với năm 2022 (80,08%). Nhưng vẫn còn 3 nội dung người dân mong đợi chính quyền cải thiện là: nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ công chức viên chức trong giải quyết công việc cho người dân; nâng cao chất lượng tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, và nâng cao năng lực của cán bộ công chức viên chức trong giải quyết công việc cho người dân.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính là một trong 7 nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 đặt ra. Tuy vậy, việc liên thông, chia sẻ dữ liệu số vẫn chưa đạt được như mong muốn và người dân, doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tiếp cận để thực hiện thủ tục hành chính. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh công tác này? Đây là chủ đề được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với các vị khách mời: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.
Những điểm mới nổi bật trong Luật Đất đai sửa đổi và những kỳ vọng.- Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông - thúc đẩy thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas’.- Cải cách hành chính tại TP.HCM không có điểm dừng.- Cao Bằng tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng cao điểm mùa khô.
Đang phát
Live