VOV1 - Hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 do Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) vừa tổ chức với thông điệp “Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong kỷ nguyên mới”.
VOV1 - Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong kỷ nguyên mới, đây là thông điệp được đưa ra tại hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025, được Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) tổ chức sáng nay tại Hà Nội
Thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô vốn và chất lượng dự án; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11 tháng qua đạt gần 29 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong 11 tháng, vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023. Kết quả này cho thấy sự chuyển biến rõ nét về môi trường đầu tư và hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ đang được thực hiện từ Trung ương tới các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để thu hút hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tại phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu nhấn mạnh: Từ vụ cháy chung cư thời gian qua, cần "bịt kẽ hở", xử lý nghiêm minh những sai phạm và có giải pháp căn cơ cho vấn đề này. Các đại biểu cũng chỉ rõ hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và khó thực hiện; đề nghị đẩy mạnh cải cách thể chế để tạo động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.
“Cải cách thể chế cần quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để phát triển kinh tế nhanh và bền vững”. Đây là ý kiến của đại biểu tại hội thảo: Phát huy tiềm năng, nguồn lực, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.
Bất chấp khó khăn đến từ đại dịch Covid-19, với sự nỗ lực của Chính phủ và bộ, ngành, doanh nghiệp, năm qua, hội nhập và thương mại Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Vị thế đạt được từ bước tiến trong năm 2020 cùng kết quả trong triển khai hội nhập kinh tế quốc tế nhiều năm qua sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp nước ta thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước vững bước tiến lên, hiện thực hóa những tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn lãi suất 2-4% từ Quỹ phát triển - Cải cách thể chế kinh tế - những gợi mở cho giai đoạn tới - Chuyên mục Cafe doanh nhân là cuộc trò chuyện giữa BTV Hà Nho với nữ doanh nhân Đỗ Thị Loan, Giám đốc Công ty xăng dầu Petex Hải Phòng về trách nhiệm doanh nhân với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Giảm ban hành văn bản cấp thông tư cho thấy chất lượng thể chế kinh doanh tốt hơn. Đây là một trong những nhận định tích cực đáng chú ý tại Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2020, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố mới đây. Nhưng bên cạnh đó, Báo cáo cũng ghi nhận vẫn còn những tồn tại, vướng mắc “cố hữu” về thể chế kinh doanh chưa được sửa đổi, như việc gia tăng biện pháp quản lý quá mức cần thiết, hoặc có những can thiệp không cần thiết vào thị trường. Thực tế này cho thấy, thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh cần cách tiếp cận mới trong bối cảnh mới, chú trọng vào hiệu quả thực thi chính sách. Chúng tôi bàn luận về nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Phan Đức Hiếu, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
- Dự Hội nghị tổng kết ngành tư pháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu công tác xây dựng thể chế pháp luật phải theo kịp thực tiễn, nếu không sẽ lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đất nước.- Vì một Việt Nam Hùng Cường có bài viết: Cải thiện năng suất lao động – yêu cầu đầu tiên nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.- Tại diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 nhiều giải pháp sáng tạo, ý tưởng đột phá được đề xuất, nhằm phát triển doanh nghiệp số trong tương lai gần.- Trong bối cảnh virus SARS-CoV2 biến chủng tại Anh làm tăng mức độ lây nhiễm lên 70%, Việt Nam tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, theo dõi chặt chẽ sức khỏe người nhập cảnh, không để lây nhiễm ra cộng đồng.- Dịch Covid đã lây lan tới Châu lục Nam cực, châu lục cuối cùng trên trái đất.
Đang phát
Live