
Để đảm bảo an sinh xã hội, các địa phương và doanh nghiệp FDI đều chú trọng thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, chính sách này còn có điểm bất cập cần sớm được tháo gỡ.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) còn khá phổ biến. Tính đến nay, tổng số tiền nợ trong cả nước khoảng hơn 46 nghìn tỷ đồng. Việc xử lý đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Số người đề nghị hưởng BHXH một lần vẫn có chiều hướng gia tăng.
Qua rà soát trên Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phát hiện các trường hợp tăng đột biến số lượt khám chữa bệnh (KCB), có dấu hiệu trục lợi quỹ BHYT. Có trường hợp từ ngày 1-1 đến 8-3-2021, một bệnh nhân ở TP Hồ Chí Minh, có số lần khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế lên đến 80 lần, với số tiền chi trả hơn 60 triệu đồng.
Từ ngày 1/4/2021, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) mẫu mới sẽ được sử dụng trên toàn quốc. Mẫu thẻ BHYT mới có những thay đổi theo hướng mang lại nhiều tiện ích hơn cho người tham gia, đặc biệt trong quá trình đề nghị cấp thẻ, bảo quản và sử dụng thẻ để thực hiện khám chữa bệnh BHYT. Qua đó, đảm bảo tốt nhất quyền lợi về BHYT cho người tham gia theo đúng quy định của pháp luật.
Từ ngày 01/4/2021, thẻ BHYT mẫu mới sẽ được sử dụng trên toàn quốc. Hiện ngành BHXH Việt Nam đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị, đảm bảo việc in, cấp thẻ BHYT theo mẫu mới kịp thời, đúng quy định nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chuyển 302 hồ sơ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp sang cơ quan điều tra đề nghị xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, xử lý đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn còn khó khăn, vướng mắc.Phóng viên Kim Thanh đề cập nội dung này:
Trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh COVID-19, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tăng diện bao phủ BHXH lên 32,6% trong năm 2020, tương đương hơn 16 triệu người lao động trong độ tuổi tham gia. Cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân.
Nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề nhức nhối, gây thiệt thòi quyền lợi cho hàng trăm ngàn lao động. Tại TPHCM, thực trạng trốn, nợ đọng Bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn nhiều ở các doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 10/2020, số nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp ở TPHCM đã vượt quá con số 4300 tỷ. Ngành Bảo hiểm xã hội TPHCM đã và đang nỗ lực truy thu món nợ dai dẳng này
Tình trạng nợ Bảo hiểm xã hội kéo dài của các Doanh nghiệp đang ở mức độ báo động, không những hệ lụy trực tiếp đến người lao động (NLĐ) mà còn gây rất nhiều phiền toái cho cơ quan BHXH, các cơ quan quản lý lao động. Tính đến tháng 10 năm nay, các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước còn nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, với tổng số tiền gần 22 nghìn tỉ đồng, chiếm 5,4% số phải thu, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện vốn đã không dễ, năm nay, trước những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, công tác này lại càng khó hơn. Trong bối cảnh đó, tỉnh Đăk Nông nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung cũng gặp một số khó khăn nhất định trong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Vậy BHXH Đăk Nông có những giải pháp và những chính sách nào để khuyến khích người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia BHXH tự nguyện? Đây cũng chính là vấn đề chúng tôi bàn luận với khách mời là ông Nguyễn Khắc Tuấn, Giám đốc BHXH tỉnh Đắk Nông và ông Vũ Anh Tuấn, Giám đốc BHXH huyện Đăk Song.
Đang phát
Live