
Qua những câu chuyện truyền thanh, bằng sự vận dụng sáng tạo phù hợp theo phong tục, tập quán của người dân từng địa phương, từng nhóm dân cư... ngành BHXH tỉnh Cao Bằng xác định mục tiêu đảm bảo mọi người dân ở vùng sâu, vùng xa đều được tiếp cận với thông tin về chính sách BHXH và BHYT.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, sáng nay (27/5), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại phiên họp, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến, đó là lựa chọn phương án về quy định rút BHXH một lần, đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động và hạn chế tình trạng rút BHXH một lần vẫn gia tăng trong thời gian vừa qua.
Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm, trốn đóng BHXH đã ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích của người lao động, đặc biệt là công tác đảm bảo an sinh xã hội của đất nước. Do đó, quy định về xử lý việc chậm đóng bảo hiểm xã hội, cần có các biện pháp, chế tài đủ mạnh để phòng chống, xử lý tình trạng trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa qua.
Đến nay, 100% các cơ sở y tế khám chữa bệnh BHYT trên cả nước đã ứng dụng công nghệ thông tin, cho phép người dân sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để khám, chữa bệnh (KCB). Việc này không chỉ giúp các cơ sở y tế tiết kiệm thời gian từ khâu ghi chép thông tin, hoàn thiện hồ sơ bệnh án mà còn giúp người bệnh thực hiện các thủ tục nhanh và thuận tiện. Nhờ đó, đem lại tiện ích “kép” không chỉ với người dùng mà còn tạo thuận lợi cho ngành BHXH trong việc quản lý, sử dụng và ngăn chặn trục lợi quỹ BHYT. Ghi nhận của phóng viên Kim Thanh tại tỉnh Đắc Lắc.
Sáng nay tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật BHXH tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ. Dự kiến Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua năm 2024 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Sáng nay (17/1), tại Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 BHXH tỉnh, thành phố cả nước, tổng kết công tác năm 2023 triển khai phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp BHXH, BHYT năm 2024. Theo báo cáo, năm 2023, BHXH Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, hoàn thành vượt chỉ tiêu phát triển số người tham gia BHXH, BHTN, BHYT tăng trưởng bền vững; vượt số thu và số tiền chậm đóng giảm sâu nhất từ trước đến nay.
- Phỏng vấn ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về những giải pháp để BHXH thực sự là chỗ dựa cho người lao động - Hiệu quả Chương trình cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được xem là một trong những chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và được hưởng nhiều quyền lợi khi về già hoặc khi có nhu cầu hưởng trợ cấp một lần. Sau hơn 15 năm triển khai, với nhiều tính ưu việt, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho lao động tự do, được xem là điểm tựa, giúp họ an tâm khi về già. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp so với tổng số lao động đang làm việc ở khu vực phi chính thức. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi và đến năm 2030 đạt khoảng 5%. Nhiều giải pháp đã và đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện để thu hút người dân. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Bảo hiểm xã hội tự nguyện-điểm tựa tuổi già”, với sự tham gia của khách mời là Bs.TS Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng LIGHT, Giám đốc Quỹ vòng tay nhân ái.
Thống kê từ BHXH Việt Nam, cả nước hiện có gần 2,8 triệu lao động bị nợ đọng, trốn đóng BHXH, trong đó có tới hơn 200.000 lao động bị nợ BHXH khó đòi. 6 tháng đầu năm 2023, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra tại hơn 9.000 đơn vị, kết quả số tiền các đơn vị đã khắc phục, nộp tiền chậm đóng trong thời gian thanh tra kiểm tra trực tiếp là 425,4 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022). Tình trạng doanh nghiệp chây ì, nợ đóng BHXH ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Trong khi, theo quy định pháp luật, đóng BHXH là quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động. "Nợ đọng BHXH ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người lao động và an sinh xã hội - đâu là giải pháp" là nội dung Chương trình Chuyên gia của bạn với sự tham gia của khách mời là ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động VN.
Chiều nay các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với nhiều vấn đề đáng chú ý như việc rút bảo hiểm xã hội 1 lần, bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội, mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm, giải quyết tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và tăng tính hấp dẫn của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Đang phát
Live