Theo Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), tốc độ tăng trung bình của lượng người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần của năm sau luôn cao hơn năm trước khoảng 10%. tỷ lệ rút bảo hiểm xã hội 1 lần ngày càng tăng và tăng nhanh hơn so với tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo BHXH Việt Nam, đến năm 2025, sẽ có 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Tính đến hết tháng 7/2023, số người tham gia BHXH đạt khoảng 36,8% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt hơn 30% lực lượng lao động; số người tham gia BHYT đạt 92,3% dân số.
Hát bài Chòi là loại hình nghệ thuật đặc sắc của người dân sứ Quảng, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Nhằm đổi mới các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHXH tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam tổ chức tuyên truyền đến tận cơ sở thông qua hình thức hô hát bài chòi để lan tỏa chính sách đến người dân, người lao động trên địa bàn tỉnh. Đây là hình thức tuyên truyền rất mới trên cả nước, BHXH Quảng Nam lần đầu áp dụng.
heo BHXH Việt Nam, dự kiến ước chi khám chữa bệnh BHYT năm 2023 là hơn 120 nghìn tỷ đồng, đạt 107% dự toán Thủ tướng Chính phủ. Ước có 40 tỉnh chi vượt dự toán, trong đó một số tỉnh vượt cao là: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Kiên Giang, Đồng Tháp, Nghệ An, Hà Nội, Đăk Lắk, Cà Mau, Đồng Nai…đều vượt trên 110%:
Trong 02 ngày (ngày 08 - 09/8/2023), tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Tập huấn kiến thức về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với sự tham gia của hơn 100 nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách lĩnh vực BHXH, BHYT thuộc gần 80 cơ quan thông tấn, báo chí.
Bảo hiểm xã hội là chế độ an sinh xã hội quan trọng hàng đầu giúp ổn định cuộc sống lâu dài cho người lao động không may bị ốm đau, suy giảm hoặc hết tuổi lao động. Tuy vậy, tình trạng người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, không chỉ tạo sức ép lớn lên hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam, mà còn ảnh hưởng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Đây là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm và đề xuất nhiều giải pháp khí góp ý vào Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.
Cần có biện pháp xử lý hình sự đối với các đơn vị trốn đóng BHXH bắt buộc là nội dung đặt ra tại Hội thảo "Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc” do Báo Lao Động phối hợp với Báo Bảo vệ pháp luật vừa tổ chức chiều nay (21/7/2023).
Để hỗ trợ người lao động, đồng thời giảm thiểu tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, mới đây, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) kiến nghị nghiên cứu, cho người lao động sử dụng sổ bảo hiểm xã hội để vay tiêu dùng ngắn hạn trong bối cảnh thu nhập giảm sút hoặc việc làm bấp bênh. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đang nghiên cứu đề xuất này. Phóng viên Bích Ngọc phỏng vấn ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam làm rõ hơn nội dung này.
Liên quan đến 4.240 chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2003 đến năm 2016 đang được đông đảo cử tri quan tâm, tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa 15 diễn ra ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết thời gian qua, cơ quan BHXH thu BHXH với một số các chủ hộ kinh doanh cá thể. Đây không phải là đối tượng được quy định đóng bảo hiểm bắt buộc. Việc này đã diễn ra từ năm 2003 đến năm 2016, sau đó Bộ đã có chấn chỉnh và về cơ bản, vấn đề này đã được giải quyết.
Đang phát
Live