Để đảm bảo an toàn cho người lao động yên tâm sản xuất, ngoài việc đảm bảo các điều kiện bảo hộ lao động, việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là lợi ích thiết thân của người lao động khi không may xảy ra tai nạn lao động. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, tỷ lệ đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các nhóm lao động đang cào bằng như nhau, nên cần phân tỷ lệ đóng vào quỹ theo các mức độ nguy hiểm, rủi ro của nghề. Như vậy, quỹ bảo hiểm sẽ giúp ích được nhiều hơn và tạo được sự công bằng với các nhóm nghề. Vậy trên thực tế, trong thời gian qua, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã thực sự đồng hành với người lao động ra sao? Đây là nội dung chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay.
Tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, không chỉ tạo sức ép lớn lên hệ thống an sinh xã hội của nước ta, mà còn ảnh hưởng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Tại phiên họp 26 UBTVQH khi cho ý kiến Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quy định về hưởng BHXH một lần là vấn đề lớn nhất trong sửa đổi Luật lần này. Để hạn chế rút BHXH một lần, cần có nhiều giải pháp, trong đó có việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới lộ trình giảm xuống còn 10 năm.
Chính sách Bảo hiểm Y tế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cũng như tính nhân văn trong đời sống. Đặc biệt, đối với người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, tấm thẻ Bảo hiểm Y tế đang là điểm tựa có ý nghĩa to lớn trong việc chia sẻ gánh nặng chi tiêu khi gia đình có người ốm đau, bệnh tật, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo...
Theo BHXH Việt Nam, đến năm 2025, sẽ có 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách nhân văn, tham gia chính sách này người dân được hưởng nhiều quyền lợi, trong đó có khoản lương hưu hàng tháng khi hết tuổi lao động. Tại thành phố Đà Nẵng, nhiều hộ dân hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sổ Bảo hiểm xã hội, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống khi về già.
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xác định là 1 trong các chế độ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội, với mục đích bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị tai nạn lao động được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động. Những quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động đã và đang được hoàn thiện và thực hiện như thế nào?
Một điểm mới quan trọng được thể hiện trong dự thảo luật BHXH lần này là giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, nếu ban soạn thảo đưa ra lộ trình giảm thời gian đóng BHXH từ 15 năm xuống 10 năm thì sẽ rất tốt. Việc này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu thay vì phải nhận BHXH một lần. Cần xây dựng lộ trình giảm đóng bảo hiểm xã hội như thế nào cho hợp lý hợp tình?
Theo thống kê từ BHXH Việt Nam, tổng số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các cơ quan, đơn vị trong giai đoạn 2016 – 2022 là trên 10.000 tỷ đồng/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra tại hơn 9.000 đơn vị, kết quả số tiền các đơn vị đã khắc phục, nộp tiền chậm đóng trong thời gian thanh tra kiểm tra trực tiếp là 425,4 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022). Mới đây nhất, UBND Tp.HCM đã đề nghị công an vào cuộc, phối hợp với Bảo hiểm xã hội xác minh, củng cố hồ sơ và đề nghị khởi tố một số DN nợ đóng BHXH. Yêu cầu này của Tp.HCM xuất phát từ thực trạng nợ BHXH trên địa bàn không có chiều hướng giảm với hơn 82.000 DN chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, tổng số tiền hơn 6.222 tỉ đồng. Có thể nói, tình trạng doanh nghiệp chây ì, nợ đóng BHXH ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Thực trạng này rất cần những biện pháp cụ thể, quyết liệt và đồng bộ để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động VN.
Hiện tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tại nước ta đã chiếm tới 92% dân số, tuy nhiên, chi phí y tế từ tiền túi hộ gia đình vẫn ở mức cao, chiếm gần 45%. Trong khi Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tỷ lệ này cần ở mức dưới 20%. Do đó, nhiều chuyên gia đề xuất, cần có chính sách bảo hiểm y tế bổ sung để giảm chi viện phí từ tiền túi của người dân.
Những tác động kéo dài từ đại dịch Covid-19 cùng bối cảnh quốc tế khó lường suốt thời gian qua đã, đang và được dự báo sẽ còn tiếp tục khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều công ty, doanh nghiệp bị ngưng trệ, kéo theo đó là tình trạng mất việc, thất nghiệp của nhiều lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp luôn hữu dụng, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường lao động có nhiều biến động như thời gian này. Đáng chú ý, vì không biết hoặc hiểu chưa rõ về chính sách, nhiều lao động đã và đang đánh mất nguồn lợi thiết yếu – luôn được ví như phao cứu sinh khi rơi vào diện thất nghiệp. Ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ cung cấp thông tin thực tiễn và giải đáp thắc mắc – hỗ trợ quý vị và các bạn hưởng lợi tối ưu từ nguồn an sinh này.
Đang phát
Live