Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn đối với người lao động tự do, thu nhập thấp, không ổn định. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, khi hết tuổi lao động người dân được hưởng lương hưu hàng tháng, an vui tuổi già và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để chăm sóc sức khỏe. 6 tháng đầu năm 2024, thành phố Đà Nẵng vận động hơn 26.600 người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt tỷ lệ 80,8% kế hoạch Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao, tăng hơn 8.300 người so với năm ngoái.
Hơn 20 nghìn tỷ đồng là số tiền 3 công ty Bảo hiểm Agribank, Bảo hiểm Vietinbank và Bảo hiểm BIDV chi trả bồi thường cho các khách hàng gặp rủi ro trong 10 năm qua qua kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, giúp các tổ chức tín dụng tránh được khoản nợ xấu, khách hàng giảm gánh nặng nợ nần.
Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức mít tinh kỷ niệm 15 năm ngày “Bảo hiểm Y tế Việt Nam” 01/7/2009 - 01/7/2024. Tại Lễ mít tinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, đến nay, toàn quốc đã có trên 93 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỉ lệ bao phủ 93,35% dân số.
Theo BHXH Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay, có hơn 595.000 người rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, tăng hơn 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến nay, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm Y tế (BHYT) tại TP.HCM là hơn 92%, với gần 8 triệu người tham gia. Mục tiêu trong năm 2024 là nâng tỷ lệ bao phủ BHXH lên 93% và xa hơn nữa là mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân. Bài toán này đang được TP.HCM nỗ lực giải bằng nhiều biện pháp.
Chiều nay 12/6, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức Hội thảo xây dựng chính sách về các hoạt động tư vấn, vận động, lấy, điều phối, ghép mô tạng. Vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm là chi phí ghép tạng hiện nay vượt mức chi trả của nhiều gia đình bệnh nhân, nhất là với người bệnh nghèo. Do đó, cần có chính sách chi trả nhiều hơn để tăng số người được tiếp cận với kỹ thuật ghép tạng, kéo dài sự sống.
Trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số và thiếu hụt nguồn lực lao động ngày càng nghiêm trọng, Chính phủ Nhật Bản nói chung và các địa phương của nước này nói riêng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Một trong những giải pháp quan trọng là xây dựng “Chế độ bảo hiểm y tế cho gia đình người lao động Việt Nam” lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh Yamanashi.
Các cơ sở y tế công lập ở tỉnh Gia Lai có nguồn thu chủ yếu đến từ quỹ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ nguồn bảo hiểm y tế (BHYT) đang gặp nhiều vướng mắc, dẫn đến hàng chục tỷ đồng vẫn bị kẹt lại.
Ngày 22/05, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức chương trình khảo sát thực tế tại các làng nghề của Hà Nội và tọa đàm “Để lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội”. Chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình truyền thông Những cống hiến thầm lặng năm 2024. Tại tọa đàm, các ý kiến cho rằng, một phần lý do họ chưa tham gia BHXH tự nguyện là do họ chưa hiểu rõ các chính sách của BHXH, thu nhập của họ cũng không cao; các thủ tục, cơ chế chính sách của BHXH chưa thật sự thông thoáng, thuận tiện, chưa hấp dẫn người dân. Hiện, những người tham gia BHXH tự nguyện mới có hai chế độ hưu trí và tử tuất. Để lao động tự do, lao động làng nghề tham gia vào hệ thống an sinh xã hội, tham gia BHXH tự nguyện thì cần có cơ chế đóng linh hoạt hơn; tăng quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về BHXH tự nguyện, cần hình thành quỹ hỗ trợ ban đầu khi lao động làng nghề tham gia BHXH tự nguyện.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa 15 đang diễn ra trong bối cảnh thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024. Đây là vấn đề được đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm với mong muốn Luật BHXH (sửa đổi) cần bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương.
Đang phát
Live