Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969, Bác “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Người căn dặn “Nhân dân ta rất anh hùng dũng cảm, hăng hái cần cù”. “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.” Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với người dân cả nước, bà con các dân tộc Tây Nguyên đã không ngừng đoàn kết, tích cực lao động, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp, cho cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Học tập và làm theo Bác Hồ không chỉ là khẩu hiệu mà còn là hành động thiết thực. Tại “Không gian văn hóa Bác Hồ”, học sinh tiểu học ở Bình Dương được xem những bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, đọc những câu chuyện về Bác và tham gia các trò chơi mang tính giáo dục. Từ đó, các em càng thêm nỗ lực học tập thật tốt, tham gia các hoạt động tình nguyện để trở thành những con ngoan trò giỏi, góp phần xây dựng đất nước.
Chắc hẳn trong cuộc đời của mỗi người đều có những năm tháng khó quên. Quãng thời gian đó giúp bản thân trưởng thành hơn, thậm chí có thể tạo nên bước ngoặt thay đổi cả cuộc đời. Đối với ông Trần Viết Hoàn, nhiều năm được làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ tại khu nhà sàn ở Phủ Chủ tịch đã giúp người cận vệ này sớm tìm được chân lý cuộc sống. Cảm nhận sâu sắc nhân cách vĩ đại, trái tim lớn của vị lãnh tụ trong ngôi nhà sàn ở Phủ Chủ tịch, suốt cuộc đời ông Trần Việt Hoàn đã không ngừng học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh. Câu chuyện về người cận vệ coi Bác Hồ như người Cha của mình và luôn nỗ lực để học theo tấm gương sáng sẽ được kể trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.
Gần 60 năm xa quê hương hoạt động Cách mạng, dù chỉ về thăm quê được 2 lần, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm, một tình cảm trọn vẹn dành cho quê hương. Điều này thể hiện qua hàng chục bức thư Người gửi về quê. Giữa năm 1969, tiên lượng được sức khỏe của mình, cùng với di chúc để lại cho đất nước, ngày 21/7, Người đã viết và gửi bức thư cuối cùng cho BCH Đảng bộ Nghệ An. Bức thư có giá trị như một bản di chúc thiêng liêng của người đối với quê hương. Sau 55 năm Người đi xa, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An đã và đang nỗ lực thực hiện di huấn của Người, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân.
Tượng đài Bác Hồ cùng các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết được ví như "trái tim" của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết, lòng yêu nước và sự gắn bó keo sơn giữa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Bác Hồ. Nhân dịp Quốc khánh 2/9, Nguyễn Thảo - PV Đài TNVN thường trú tại Tây Nguyên có bài giới thiệu về tượng đài và tình cảm sâu đậm của người dân địa phương đối với lãnh tụ. Mời quý vị cùng nghe.
Đón Tết Độc lập luôn là sự kiện đặc biệt của bà con các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy… ở vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày nay, trong những ngôi nhà của đồng bào các dân tộc ở huyện vùng cao này, nhà nào cũng thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng tôn kính đặc biệt. Dịp 2/9 năm nay, bà con thành kính dâng nén hương tỏ lòng biết ơn Bác Hồ.
- Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Di sản vô giá của dân tộc. - Đảng bộ Agribank chi nhánh Bắc Thanh Hóa: Nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của Ðảng.
Khắc sâu lời dạy của Bác Hồ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, trong những ngày qua, nhiều bộ, ban ngành trên cả nước đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa góp phần thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024). Qua đó, thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc của người Việt nam hôm nay đối với công lao to lớn của các thế hệ cha anh đi trước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi sẽ kể lại câu chuyện tri ân các anh hùng liệt sĩ và thực hiện lời dạy của Bác Hồ về công tác Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa tại hai tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền cảm hứng cho tất cả cán bộ, đảng viên trong từng lời nói, việc làm, thể hiện sự chính trực, phong thái điềm tĩnh, giản dị, khiêm nhường. Đó là minh chứng rõ nét nhất của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dù được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay chưa từng gặp, song hình ảnh lưu giữ trong lòng nhiều người dân trên mọi miền đất nước là một lãnh đạo kiệt xuất, đáng kính vừa mộc mạc, gần gũi như Bác Hồ.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày Bác đi xa, đồng thời là 55 năm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch (1969-2024), 70 năm Bác về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch (1954-2024), 15 năm được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (2009-2024), sáng nay (18/6) tại Hà Nội, Khu Di tích Phủ Chủ tịch tổ chức Hội thảo khoa học “55 năm ngày Bác đi xa - 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ( 1969-2024)”.
Đang phát
Live