
Khắc sâu lời dạy của Bác Hồ về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, trong những ngày qua, nhiều bộ, ban ngành trên cả nước đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa góp phần thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024). Qua đó, thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc của người Việt nam hôm nay đối với công lao to lớn của các thế hệ cha anh đi trước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi sẽ kể lại câu chuyện tri ân các anh hùng liệt sĩ và thực hiện lời dạy của Bác Hồ về công tác Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa tại hai tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền cảm hứng cho tất cả cán bộ, đảng viên trong từng lời nói, việc làm, thể hiện sự chính trực, phong thái điềm tĩnh, giản dị, khiêm nhường. Đó là minh chứng rõ nét nhất của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dù được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay chưa từng gặp, song hình ảnh lưu giữ trong lòng nhiều người dân trên mọi miền đất nước là một lãnh đạo kiệt xuất, đáng kính vừa mộc mạc, gần gũi như Bác Hồ.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày Bác đi xa, đồng thời là 55 năm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch (1969-2024), 70 năm Bác về sống và làm việc tại Khu Phủ Chủ tịch (1954-2024), 15 năm được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (2009-2024), sáng nay (18/6) tại Hà Nội, Khu Di tích Phủ Chủ tịch tổ chức Hội thảo khoa học “55 năm ngày Bác đi xa - 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch ( 1969-2024)”.
Sáng nay (14/6), Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và quán triệt Quy định số 144 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”.
Đoàn lãnh đạo các Cơ quan và đại diện Việt Nam tại New York và đại diện cộng đồng người Việt tại bang Massachusetts, Mỹ, do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc dẫn đầu, ngày 17/05 đã đến thăm khách sạn Omni Parker House ở thành phố Boston - nơi Bác Hồ từng làm việc trong những năm đầu hành trình tìm đường cứu nước vĩ đại. Hoạt động nhằm kỷ niệm ngày sinh lần thứ 134 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hôm nay là tròn 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024). Đây là dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Người đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thời đại Hồ Chí Minh; Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngày này cách đây 65 năm, đúng vào Sinh nhật lần thứ 69 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn 559 được thành lập, đánh dấu sự khởi đầu của tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Con đường được mệnh danh là “một sáng tạo lịch sử vĩ đại” không chỉ bởi những hiệu quả mà nó mang lại mà còn bởi trong quá trình xây dựng và vận hành con đường này, cán bộ, chiến sĩ ta đã vận dụng linh hoạt nhiều ý tưởng, phương thức tổ chức để đảm bảo an toàn cũng như tốc độ vận chuyển cho người và hàng hóa, kịp thời chi viện cho tuyến lửa miền Nam.
Khai mạc vào sáng nay, triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh NakhonPhanom, Thái Lan tổ chức đã giới thiệu đến công chúng 55 bức tranh do hoạ sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang đến những góc nhìn dung dị, chân thực về vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.
Thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk đã chung tay xây dựng nhiều công trình tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng đặt tại các đồn biên phòng. Mỗi công trình là biểu tượng giáo dục truyền thống, nhắc nhớ cán bộ chiến sỹ, đoàn viên thanh niên ý thức bảo vệ từng tấc đất chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Chỉ một ngày sau sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1957, một cô bé Trung Quốc đã vinh dự được trò chuyện và chụp ảnh với Người. 67 năm đã trôi qua, nhưng ký ức thiêng liêng ấy vẫn hằn sâu trong tâm trí và trở thành kỷ niệm khó phai trong cuộc đời “cô bé”.
Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh của Bác luôn khắc sâu trong tim của mỗi người dân Việt Nam. Với bà Cầm Thị Chiêu, nữ giáo viên dân tộc Thái đầu tiên của tỉnh Sơn La, nguyên Phó Trưởng Ty giáo dục Sơn La, kỷ niệm về 2 lần được gặp Bác Hồ, cùng những lời căn dặn của Bác luôn khích lệ bà góp sức mình cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.
Đang phát
Live