
Tại lễ trao giải báo chí Búa liềm vàng lần thứ 7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: Những tác phẩm báo chí đã tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần xây dựng Đảng.- 40 ứng viên quốc tế đã có mặt tại Việt Nam để chuẩn bị cuộc thi Hoa hậu Sắc đẹp Quốc tế Miss Charm.- Ngoại trưởng Antony Blinken hoãn chuyến thăm Trung Quốc sau vụ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị phát hiện trong lãnh thổ Mỹ.- Hội nghị hẹp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN sẽ diễn ra trong ngày hôm nay tại Indonexia
Trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN 2023 tại thành phố Yogyarkata, đoàn Việt Nam tích cực đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá điểm đến Việt Nam hấp dẫn, mở cửa hoàn toàn, sẵn sàng chào đón khách du lịch quay trở lại, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối lại với các đối tác và thị trường, góp phần thúc đẩy phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay chính thức khởi động nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023 tại một buổi lễ ở khu vực trung tâm thủ đô Jakarta. Buổi lễ có sự tham dự của Ngoại trưởng Retno Masudi, nhiều quan chức chính phủ, Đại diện Phái đoàn thường trực các nước Đông Nam Á tại ASEAN cùng hàng nghìn người dân Indonesia.
Indonesia bắt đầu khởi động một năm bận rộn ở cương vị Chủ tịch ASEAN 2023. Trong bài phát biểu nhấn mạnh những ưu tiên lớn trong chính sách đối ngoại năm nay, Ngoại trưởng Indonesia Rét-nô Ma-su-đi khẳng định Indonesia sẽ tăng cường vai trò của mình trong việc giải quyết các thách thức địa chính trị hiện nay, cả khu vực và quốc tế cũng như đưa ra các ưu tiên hành động trên cương vị Chủ tịch ASEAN. Thực tế, ASEAN được nhận định vẫn là một trong những khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong năm nay song những thách thức về địa chính trị và an ninh luôn tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Vì thế với vai trò dẫn dắt và đưa ASEAN trở thành “tâm điểm của tăng trưởng”, Indonesia cần vạch ra những ưu tiên và định hướng cho hàng trăm cuộc họp của ASEAN trong năm nay.
Trong bối cảnh tình hình khu vực và quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khu vực ASEAN vẫn ghi nhận những điểm sáng về kinh tế, tăng trưởng, xây dựng cộng đồng... Đây là nhận định chung của các đại biểu tham dự cuộc họp liên bộ, ngành tổng kết hoạt động ASEAN trong năm 2022, do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức sáng nay (9/1).
Bước sang năm 2022, các nước ASEAN mặc dù tiếp tục đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 nhưng nhiều kế hoạch đã được đặt ra nhằm thích ứng với một giai đoạn mới, trong đó phát triển du lịch là một trong những lịch vực ưu tiên cần thúc đẩy với nhiều giải pháp linh hoạt và sáng tạo ở các nước.
- Các nước ASEAN chuẩn bị sẵn sàng để Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ 1/1 tới. - Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Hiệp định RCEP đi vào hoạt động
Trong tuần, khu vực Đông Nam Á chứng kiến các hoạt động ngoại giao tấp nập, cho thấy tầm quan trọng của khu vực trong địa chính trị toàn cầu. Lần đầu tiên nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mời ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự Hội nghị cấp ngoại trưởng của nhóm. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngay sau đó có chuyến thăm đến Indonesia và Malaysia nhằm thực hiện mục tiêu nâng cấp quan hệ với ASEAN lên mức “chưa từng có”. Các sự kiện ngoại giao này đều hướng tới mục đích chung là tăng cường kết nối với ASEAN, coi ASEAN là một cấu trúc trung tâm của khu vực. Tuy nhiên, lợi ích chiến lược của các bên mong muốn trong mối quan hệ này đặt ra những thuận lợi và thách thức cho khu vực.
Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới trong 2 ngày đã đề cập nhiều nội dung quan trọng, từ phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 tới xử lý mối quan hệ với Nga, Trung Quốc, các điểm nóng Ucraina, Triều Tiên, Iran… Nhưng điều thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận quốc tế là việc lần đầu tiên Anh mời ngoại trưởng các nước Đông Nam Á (trừ Myanma) tham gia thảo luận với Ngoại trưởng các nước G7. Sự xuất hiện của Ngoại trưởng các nước ASEAN bên cạnh các nước khác như Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN trong bối cảnh nhiều quốc gia xác định đặt trọng tâm chính sách đối ngoại vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từng công bố chiến lược “Nước Anh toàn cầu” với điểm nhấn Châu Á – Thái Bình Dương, nước Anh với vai trò Chủ tịch luân phiên của G7 cũng thể hiện sự tự chủ chiến lược với EU khi thúc đẩy kết nối giữa G7 và ASEAN tại hội nghị Ngoại trưởng G7. Phóng viên Quang Dũng, Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu cùng phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
- Hiệp định thương mại điện tử ASEAN giúp phục hồi kinh tế hậu COVID-19 - Dịch vụ giao hàng chặng cuối phát triển mạnh tại Singapore nhờ sự bùng nổ thương mại điện tử
Đang phát
Live