Trong tuần, khu vực Đông Nam Á chứng kiến các hoạt động ngoại giao tấp nập, cho thấy tầm quan trọng của khu vực trong địa chính trị toàn cầu. Lần đầu tiên nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mời ngoại trưởng các nước ASEAN tham dự Hội nghị cấp ngoại trưởng của nhóm. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngay sau đó có chuyến thăm đến Indonesia và Malaysia nhằm thực hiện mục tiêu nâng cấp quan hệ với ASEAN lên mức “chưa từng có”. Các sự kiện ngoại giao này đều hướng tới mục đích chung là tăng cường kết nối với ASEAN, coi ASEAN là một cấu trúc trung tâm của khu vực. Tuy nhiên, lợi ích chiến lược của các bên mong muốn trong mối quan hệ này đặt ra những thuận lợi và thách thức cho khu vực.
Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới trong 2 ngày đã đề cập nhiều nội dung quan trọng, từ phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 tới xử lý mối quan hệ với Nga, Trung Quốc, các điểm nóng Ucraina, Triều Tiên, Iran… Nhưng điều thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận quốc tế là việc lần đầu tiên Anh mời ngoại trưởng các nước Đông Nam Á (trừ Myanma) tham gia thảo luận với Ngoại trưởng các nước G7. Sự xuất hiện của Ngoại trưởng các nước ASEAN bên cạnh các nước khác như Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của ASEAN trong bối cảnh nhiều quốc gia xác định đặt trọng tâm chính sách đối ngoại vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từng công bố chiến lược “Nước Anh toàn cầu” với điểm nhấn Châu Á – Thái Bình Dương, nước Anh với vai trò Chủ tịch luân phiên của G7 cũng thể hiện sự tự chủ chiến lược với EU khi thúc đẩy kết nối giữa G7 và ASEAN tại hội nghị Ngoại trưởng G7. Phóng viên Quang Dũng, Thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu cùng phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
- Hiệp định thương mại điện tử ASEAN giúp phục hồi kinh tế hậu COVID-19 - Dịch vụ giao hàng chặng cuối phát triển mạnh tại Singapore nhờ sự bùng nổ thương mại điện tử
- Diễn đàn cấp cao của ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững - ASEAN bảo vệ cạnh tranh, ứng phó trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến thủ đô Moskva,bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga.- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 ưu tiên trong hợp tác tại "Diễn đàn cấp cao ASEAN về hợp tác tiểu vùng vì tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững".- Số ca nhiễm cộng đồng tăng nhanh, nhiều địa phương siết chặt các giải pháp phòng dịch.- Bộ trưởng Y tế Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đòi hỏi phải có “hành động khẩn cấp".- Ngoại trưởng các nước thành viên tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm nay nhóm họp bàn về “Khái niệm chiến lược mới”
Với chủ đề “Bảo trợ xã hội trước những thách thức từ số hoá và bất ổn kinh tế”, sáng nay (25/11), Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (ASSA) lần thứ 38 diễn ra theo hình thức trực tuyến.
- ASEAN thúc đẩy già hóa năng động, chủ động ứng phó tình trạng già hoá dân số - Dân số già đi, Singapore lại thấy là cơ hội tăng trưởng
Nhằm đánh dấu một cột mốc ý nghĩa trong quan hệ hai bên, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại (1991-2021). Khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được hai bên thiết lập, làm sâu sắc các lợi ích chung trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, vạch ra định hướng phát triển cho 30 năm tiếp theo giữa ASEAN và Trung Quốc, là những nội dung nổi bật mà các bên tập trung thảo luận!
Hôm nay (22/11), hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự hội nghị theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc là dịp để các nhà lãnh đạo hai bên đánh giá hợp tác ASEAN và Trung Quốc trong 30 năm qua và đề ra các định hướng quan trọng trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 24 vào tháng 10 vừa qua. Vậy đâu là những điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN và những định hướng nào sẽ là trọng tâm trong quan hệ hai bên trong thời gian tới?
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN - Trung Quốc vào ngày mai 22/11. Trong bối cảnh mới, hai bên sẽ tiếp tục đưa quan hệ hữu nghị truyền thống lên một tầm cao mới, tương xứng với tầm mức của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập.- Tổng cục Thuế và lãnh đạo 6 địa phương tại các điểm cầu: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định thực hiện nghi thức kích hoạt triển khai Hệ thống hóa đơn điện tử.- Cá tra, cá basa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường, củng cố thương hiệu tại Australia.- Giá trị văn hóa – Sức mạnh nội sinh, sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam - Bài 2 trong loạt bài “Xây dựng và phát triển văn hóa – Con người Việt Nam tiên tiến, hiện đại”.- Trung Quốc quyết định giáng cấp quan hệ ngoại giao với Litva sau động thái nước này cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện.- Châu Âu tìm cách chống đỡ làn sóng dịch COVID-19 mới trước Giáng sinh khi số ca nhiễm mới gia tăng rất nhanh, bất chấp châu lục này có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới.
Đang phát
Live