
Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu – EU nhóm họp trong ngày hôm nay, 24/04, tại Luxemburg với một trong những trọng tâm thảo luận là việc khởi động các tranh luận về một chính sách đối ngoại và an ninh chung của khối với Trung Quốc, đối tác kinh tế hàng đầu nhưng cũng là quốc gia mà EU coi là đối thủ hệ thống.
Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên về chủ đề “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0”- Hôm nay, 19 kiểm định viên quân đội được điều về hỗ trợ các trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương- Hôm nay là Ngày nước thế giới, với thông điệp “Thúc đẩy sự thay đổi” nhằm khuyến khích mọi người thay đổi cách sử dụng, khai thác, tiêu thụ và quản lý nguồn nước trong cuộc sống của mình- Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm chính thức tại Điện Kremlin- Hà Lan cấm cài đặt TikTok trên điện thoại công vụ. Trong khi đó, Italia điều tra ứng dụng này về nội dung nguy hiểm
Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng lần thứ 3 Việt Nam - Australia, theo Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước (ký tháng 3/2018), đã diễn ra tại Canberra, Australia ngày 22/02/2023. Tại cuộc đối thoại, hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề an ninh và thực thi pháp luật.
Một trong các hoạt động ngoại giao quốc tế nổi bật trong tuần là cuộc đối thoại trực tuyến giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden. Cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ đồng hồ được mô tả là “căng thẳng một đối một” đã kết thúc mà không đạt được bước đột phá nào, đặc biệt là liên quan đến điểm nóng Ukraine. Tuy vậy cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo cao nhất của hai cường quốc cũng mang nhiều ý nghĩa và cả những thông điệp mà hai bên muốn chuyển đến đối phương trong bối cảnh những quan điểm khác biệt giữa Washington và Moscow dường như ngày một nhiều hơn.
Một trong những sự kiện quốc tế được chú ý theo dõi trong tuần là cuộc đối thoại giữa đại diện Mỹ - Trung Quốc tại Zurich, Thụy Sĩ. Đây có thể coi là bước đi tích cực hiếm hoi nhằm quản lý mối quan hệ phức tạp bậc nhất thế giới hiện nay. Cuộc đối thoại được đánh giá là mang tính xây dựng, trong một bầu không khí hòa dịu hơn nhiều so với cuộc đối thoại tại Alaska hồi tháng 3 năm nay. Điều này liệu có giúp taok ra những bước đột phá mới trong quan hệ Mỹ - Trung? Góc nhìn của mỗi bên về những tính toán của đối phương ra sao, đặc biệt là câu chuyện Trung Quốc đệ đơn gia nhập Hiệp định tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dưới góc nhìn của các nhà chính trị Mỹ như thế nào?
Đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với người dân để lắng nghe và giải đáp những vấn đề còn vướng mắc trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách được xem là cách vận động quần chúng linh hoạt, hiệu quả tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Việc tổ chức đối thoại với nhân dân, không chỉ giúp lãnh đạo các địa phương nắm được những suy nghĩ, nhận thức của người dân đối với các quyết sách của chính quyền; kịp thời giải quyết những bức xúc trong nhân dân và định hướng đúng cho người dân, tạo sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chương trình phát triển của địa phương mà còn tiếp nhận sự phản hồi của nhân dân về tinh thần, thái độ thực thi công vụ của cán bộ, công chức để có sự điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cùng khách mời là Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao – Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách và pháp luật và phát triển trao đổi kỹ hơn về nội dung này.
Mọi diễn biến tại Afghanistan vẫn đang được quốc tế hết sức quan tâm, trong đó đáng chú ý là việc sơ tán công dân, người tị nạn Afghanistan của các nước phương Tây hay những bước đi cụ thể của Taliban sau khi kiểm soát phần lớn đất nước. Hiện “tiếng súng vẫn chưa ngừng” khi Taliban gặp phải sự phản kháng đầu tiên tại khu vực thung lũng Panjshir. Liệu các bên Afghanistan sẽ chọn đối thoại hay đối đầu.
Trong tuần diễn ra Hội Nghị Ngoại trưởng (thường niên) lần thứ 54 của các nước ASEAN và các hội nghị với các đối tác. Mặc dù diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở khu vực Đông Nam Á, song các hội nghị trực tuyến đã diễn ra sôi động với nhiều chủ đề và nội dung quan trọng, trong đó có thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Có thể thấy, ASEAN ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong các chiến lược và tầm nhìn của các đối tác lớn, như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh hay Liên minh châu Âu (EU).... Nội dung này sẽ được phân tích trong Câu chuyện quốc tế với vị khách mời là Đại sứ, TS Luận Thùy Dương, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Myanmar.
Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức thấp nhất, các cuộc gặp cấp cao trở nên hiếm hoi, chuyến thăm Trung Quốc của Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã trở thành trọng tâm chú ý của giới quan sát quốc tế. Mặc dù quy mô không lớn như đối thoại Mỹ - Trung tại Alaska hồi tháng 3 năm nay song bầu không khí của cuộc tiếp xúc lần này cũng căng thẳng không kém khi đại diện hai nước có những tuyên bố thẳng thắn, trực diện vào những vấn đề đang nảy sinh bất đồng giữa hai bên. Mỹ muốn tạo ra một “hàng rào an toàn” để tránh những hậu quả đáng tiếc trong cuộc đối đầu kéo dài, còn phía Trung Quốc lại đưa ra một danh sách dài những yêu cầu cần Mỹ đáp ứng để “sửa chữa” mối quan hệ song phương.
Ngày 30/6, Tổng thống Putin đã tiến hành đối thoại trực tiếp với người dân Nga. Đây là lần thứ 18 Tổng thống Putin trực tiếp giải đáp những vấn đề mà người dân quan tâm. Bên cạnh các vấn đề đối nội cấp bách, người dân đặt ra các câu hỏi về chính sách đối ngoại của nước Nga.
Đang phát
Live