- 80 triệu công dân Việt Nam vẫn chưa có mã số định danh, khi dự án Luật Cư trú có hiệu lực sẽ bãi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.- Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra 3 cấp ở tất cả các khâu của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông sắp tới.- Sau 1 tuần thực hiện tổng kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc xử lý gần 5.300 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.- Cảnh báo nắng nóng kéo dài khiến nhiều địa phương khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên đứng trước nguy cơ cháy rừng cấp 5 – cấp cực kỳ nguy hiểm.- Liên minh châu Phi hoan nghênh việc nối lại đàm phán 3 bên về đập Đại phục hưng.- Bình luận: "Hòa bình Trung Đông – Già néo đứt dây".
Dự báo, mùa hè năm nay có nhiều đợt nắng nóng khắc nghiệt, xảy ra trên diện rộng ở khắp cả nước. Nền nhiệt cao phổ biến từ 35-38 độ, có những nơi nắng gay gắt trên 40 độ C. Nắng nóng kéo dài xen lẫn những đợt áp thấp nóng là hình thái thời tiết tạo thuận lợi cho đột quỵ và các bệnh mãn tính gia tăng. Thời tiết nắng nóng khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, thân nhiệt của cơ thể tăng lên, dễ gây mất nước, làm máu trở nên đặc hơn và tăng nguy cơ xuất hiện tụ huyết khối. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ khi nhiệt độ từ 32 độ trở lên thì đã xảy ra nguy cơ nhồi máu não rồi. Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Phạm Hòa Lan - Nguyên chủ nhiệm khoa nghiên cứu thuốc và trang thiết bị y tế, Cục quân y, Bộ Quốc phòng là khách mời chuyên gia giải đáp những thắc mắc liên quan đến bệnh đột quỵ.
Để hỗ trợ cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Chính phủ quyết định triển khai Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng. Tại Long An, gói hỗ trợ đã được triển khai hơn 1 tháng nay nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp không thể tiếp cận dù chính quyền, đoàn thể địa phương có xác nhận. Phản ảnh của Vinh Quang, thường trú tại
- Những chiếc ban công được “chuyển đổi chức năng” thành sân khấu âm nhạc trong dịch Covid-19.- Nơi sản xuất nước hoa hồng nổi tiếng nhất tại Trung Đông.
Vì mưu sinh nhưng không đủ điều kiện để được tuyển dụng, rất nhiều lao động ở Bình Dương đã mượn hồ sơ của người khác nhằm xin việc và tham gia bảo hiểm xã hội. Việc làm này vi phạm quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, gây không ít khó khăn cho cơ quan bảo hiểm xã hội và rắc rối cho chính người lao động trong giải quyết chế độ. Thiên Lý- phóng viên thường trú tại TPHCM phản ánh về vấn đề này.
- Chủ tịch UBND tỉnh kiêm hiệu trưởng trường đại học – Liệu có khả thi?- Tìm hiểu về Sự nghiệp âm nhạc của huyền thoại âm nhạc Little Richard.- Giới thiệu món Tẩu Khía, một món ăn đặc trưng của đồng bào Mông ở Hà Giang.- Cựu chiến binh Bản Lúc, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai với trang trại nuôi ong hỗ trợ đồng đội vươn lên thoát nghèo.
- An toàn vệ sinh lao động: Đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động sau dịch Covid-19.- Nông dân góp sức xây dựng nông thôn mới.
Sinh ra trong gia đình nghèo, lại mồ côi từ nhỏ, anh Nguyễn Hoài Thanh phải sớm thôi học, lên TPHCM lập nghiệp bằng nghề hớt tóc. Giờ đây khi đã trở thành ông chủ của 10 tiệm cắt tóc nổi tiếng ở TPHCM, trải qua nhiều gian truân trong cuộc sống, thấu hiểu những khó khăn của sinh viên, người nghèo anh Thanh đã dành toàn bộ số tiền tích góp để xây dựng mô hình xe cắt tóc di động 2.000 đ phục vụ sinh viên, người nghèo. Vinh Quang, phóng viên thường trú tại TPHCM giới thiệu về mô hình xe cắt tóc nghĩa tình này:
Dịch bệnh covid-19 đã có bản được kiểm soát, thế nhưng với rất nhiều công nhân và người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, công ty liên doanh với nước ngoài, cuộc sống và công việc chưa thể trở lại bình thường do thiếu nguồn cung nguyên liệu từ nhiều nước vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề của của dịch bệnh. Trong "Tháng công nhân" , các cấp công đoàn cơ sở đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm san sẻ khó khăn, ổn định đời sống và tinh thần để công nhân yên tâm gắn bó với doanh nghiệp. Vũ Miền, phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc phản ánh thực tế tại Quảng Ninh:
Không nói chuyện, hạn chế tiếp xúc hoặc nếu có nói chuyện thì sẽ nói bằng những ngôn từ gây khó chịu; thái độ bất cần, thiếu tính hợp tác; ngang bướng...vv. Một ngày nào đó, sẽ có những vị phụ huynh nhận thấy ở đứa con bé bỏng của mình nay là những cậu bé, cô bé tuổi 14-15...những biểu hiện như vậy, quý vị đừng bực tức, giận dữ...bởi đó là tâm lý của tuổi mới lớn, hay còn gọi là tuổi teen. Tuy nhiên, những trạng thái tâm lý đó có phải là bình thường ở tuổi mới lớn hay không và bố mẹ cần làm gì để có thể hòa nhập được với con đang trong độ tuổi này?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live