- Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động.- Làm thế nào để tự bảo vệ mình khỏi vấn nạn rao bán thông tin cá nhân và pháp lý nào bảo vệ nạn nhân?- Crowdfunding – Hình thức “gọi vốn cộng đồng” phát triển văn hóa nghệ thuật mới.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp dịch vụ, du lịch, thương mại... của tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa thể hoạt động ổn định, hàng nghìn lao động vẫn tạm thời chưa có việc làm. Tuy nhiên, nếu nhìn dưới góc độ tích cực thì đây lại là thời điểm thuận lợi để doanh nghiệp và người lao động học tập, nâng cao tay nghề để chuẩn bị sẵn sàng cho những cơ hội phát triển mới khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Ghi nhận của PV Vũ Miền, Đài TNVN, thường trú khu vực Đông Bắc:
Ngày 8/6, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ được Quốc hội nước ta phê chuẩn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Đồng thời Quốc hội cũng sẽ phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập công ước 105 của Tổ chức lao động quốc tế ( ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, tiến tới việc tham gia đầy đủ các công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, tiếng nói lạc lõng cố tình phủ nhận những thành quả trong vấn đề lao động việc làm, cụ thể là trong bảo vệ quyền lợi người lao động của Việt Nam ( theo tiêu chuẩn quốc tế). Trong khi, trên thực tế “Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động”. Đây là chủ đề bàn luận với tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
- Thu phí tự động chậm trễ - kiểm điểm, phê bình liệu có thỏa đáng?- Xử lý vấn đề biên giới với Trung Quốc – thách thức lớn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.- Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động.- Loạt bài: “Đại dịch covid 19- cơ hội để chuyển đổi, phát triển”, phần 3: "Những quyết sách kịp thời".- Người nông dân Bỉ khốn đốn vì hạn hán trong dịch Covid-19.
Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá cao về năng lực đối phó với đại dịch Covid 19 và nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm nay có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội đề ra. Thưa quý vị và các bạn! Để đạt được mục tiêu này, vai trò của doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Thực tế, bên cạnh những khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phát huy nội lực, tăng khả năng thích ứng để phát triển bền vững.
- Nhiều vấn đề nóng liên quan đến việc tổng thầu dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đề nghị thanh toán 50 triệu đô la trước khi chạy thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông và nghi án hối lộ quan chức Việt Nam của công ty Tenma đã được giải đáp tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 5.- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và thị trưởng của 42 thành phố lớn trên thế giới cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống dịch Covid-19 tại Hội nghị trực tuyến cấp Thị trưởng toàn cầu về dịch COVID-19.- Trong tháng 6 này, những người yêu thiên văn Việt Nam sẽ được chứng kiến 2 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, đó là nguyệt thực nửa tối và nhật thực một phần.- Mỹ phản đối các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông lên Liên hợp quốc.- Hàn Quốc và Ấn Độ khẳng định, sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 theo lời mời của Tổng thống Mỹ.- 230 nhà lãnh đạo trên thế giới viết tâm thư hối thúc Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 ứng phó với dịch COVID-19.
Việc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vừa tự nhận "nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm" về việc không đảm bảo tiến độ triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao một đề án quan trọng của ngành giao thông lại chậm trễ kéo dài như vậy? Liệu trách nhiệm chỉ thuộc về người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải đương nhiệm, hay còn liên đới tới những Bộ trưởng tiền nhiệm? Bộ trưởng nhận trách nhiệm rồi, nhưng “số phận” của đề án thu phí tự động không dừng sẽ phải giải quyết thế nào? Cần giải pháp đột phá ra sao để tháo gỡ vướng mắc, sớm hiện thực hóa toàn bộ hệ thống thu phí không dừng? Bàn luận về câu chuyện này, BTV Hải Quân trao đổi với Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và Phát triển.
- Thấy gì từ con số giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách 5 tháng đầu năm cao nhất trong giai đoạn 2016-2020?- Mía Gia Lai và thách thức về hiệu quả kinh tế.- Diễn biến thị trường bất động sản sau dịch bệnh do Covid-19.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, từ tháng 2 đến nay, số người lao động ở tỉnh Khánh Hòa bị mất việc tăng nhanh, nhưng nhiều người lại không được hưởng trợ cấp thất nghiệp vì không chốt được sổ Bảo hiểm xã hội. PV Thái Bình tại miền Trung thông tin:
- Thông tin về Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2020.- Bình Định, phát huy lợi thế từ khai thác hải sản.- Đảm bảo an toàn hoạt động cho tàu cá mùa mưa bão.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live