Ngày 25/5, trong khuôn khổ chuyên mục “Góc nhìn học giả quốc tế về Biển Đông”, phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ đã phỏng vấn Phó Đô đốc Pradeep Chauhan, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ, mở đầu loạt bài phỏng vấn các học giả nước ngoài về các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Trong chuyên mục Vấn đề Quốc tế hôm nay, chúng tôi tiếp tục cung cấp thêm góc nhìn của một chuyên gia Australia về nội dung này. Những hành động phi pháp gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đang khiến cộng đồng quốc tế lo ngại bởi Trung Quốc đã lợi dụng lúc cả thế giới đang tập trung mọi nguồn lực vào cuộc chiến chống Covid-19 để tiếp tục đẩy mạnh các hành động sai trái ở Biển Đông. Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia, ông Michael Shoebridge, Giám đốc Chương trình quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia, thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia, một trong những cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu của Australia cho biết, các quốc gia cần lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc.
Nghi vấn Công ty TNHH Tenma Việt Nam ở khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (có công ty mẹ tại Nhật Bản) 2 lần hối lộ khoảng 25 triệu Yên (gần 5 tỷ rưỡi đồng) cho một số cán bộ, công chức Việt Nam, nhằm miễn giảm khoản truy thu thuế khoảng 400 tỷ đồng đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và công an tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương làm rõ sự việc, công khai kết quả thanh tra, bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng. Những diễn biến mới về sự việc với ý kiến, phân tích của cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo Bộ Tài chính cùng một số đại biểu Quốc hội, luật sư và chuyên gia kinh tế về câu chuyện này sẽ được chuyển đến quý vị và các bạn trong mục Tiêu điểm sau đây.
- Làm gì để phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả tình trạng xâm hại trẻ em?- Tiếp tục làm rõ nghi vấn Công ty Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam để được miễn truy thu thuế 400 tỷ đồng.- Chuyên gia Australia: Các nước cần lên tiếng trước hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.- Bao giờ chấm dứt nạn cát tặc trên sông Bồ, Thừa Thiên Huế?- Sân khấu TP.HCM nỗ lực thu hút khán giả sau dịch Covid-19.- Mỹ lần đầu tiên đưa phi hành gia lên vũ trụ trong gần một thập kỷ qua.
- Các địa phương gồng mình chống hạn.- Ảnh hưởng Covid-19 người nuôi tằm ở Lâm Đồng gặp khó.- Nhân rộng mô hình liên kết chuỗi thủy sản.- Giúp ngư dân vươn khơi an toàn trong mùa mưa bão.
Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng mà Chính phủ đã ban hành nhằm hỗ trợ khó khăn cho người dân trong dịch Covid-19 được xem là giải pháp đầy tính nhân văn của Chính phủ. Tuy nhiên, sau gần 1 tháng thực hiện, tại các địa phương đã xuất hiện những bất cập, sai phạm khiến cho người dân bức xúc, dư luận xã hội lên án. Những vấn đề đang nóng ở Thanh Hóa, Bình Định, Nghệ An, Hòa Bình là ví dụ. Liên quan đến nội dung này, chúng tôi mời đến phòng thu trực tiếp Luật Sư, TS Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và phát triển cùng bàn luận.
- Không để cán bộ kê khai tài sản thiếu trung thực lọt vào bộ máy.- Để gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ không vào nhầm nhà người khá giả.- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa văn hóa nghệ thuật bắt nhịp trở lại.
“Trung Quốc đang thay đổi chiến thuật bằng cách đánh tráo khái niệm”, đó là nhận định của Phó Đô đốc Pra-đíp Chau-han, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ. Phó Đô đốc Pra-đíp Chau-han cho rằng,các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây thực chất là một cách đẩy mạnh chiến lược Tứ Sa, với việc tính toán những phương thức mới “hô biến” các thực thể trên Biển Đông thành chủ quyền của họ. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phỏng vấn Phó Đô đốc Pradeep Chauhan, Tổng Giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia Ấn Độ.
- Không để cán bộ kê khai tài sản thiếu trung thực lọt vào bộ máy.- Các hành động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây.- Lời giải nào cho bài toán nhà ở tại TP HCM?- Các quốc gia đẩy nhanh quá trình điều chế thuốc phòng bệnh Covid-19.
- Đào tạo khởi nghiệp cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2021 - 2030.- Du học nghề ở CHLB Đức: Đi học vẫn có thu nhập.- Nghị lực và sự kiên trì để khởi nghiệp với nghề cơ khí của anh Phạm Văn Hoạch.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas giữa tuần này đã quyết định rút khỏi mọi thỏa thuận với Israel và Mỹ. Đây được cho là hành động trả đũa đối với kế hoạch của Israel nỗ lực sáp nhập một số khu vực ở bờ Tây vào lãnh thổ của nước này. Trung Đông - khu vực luôn ẩn chứa những mâu thuẫn đang trở thành một quả bom hẹn giờ có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Kế hoạch sáp nhập khu bờ Tây của Israel cùng với những biện pháp đáp trả cứng rắn chưa từng có của Palestine khiến cho con đường hòa bình Trung Đông có thể bị khai tử. Cứu vãn hay để đổ vỡ hoàn toàn? Lời giải nằm trong tay Israel. Nếu không cân nhắc những lợi ích quốc tế và những hệ lụy khu vực, kế hoạch của Israel hiện nay có thể khiến hòa bình Trung Đông rơi vào tình trạng "già néo đứt dây". Bình luận của biên tập viên Thu Hiền.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live