Hiện nhiều địa phương ở ĐBSCL phải ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp, nhiều giải pháp cấp bách được đưa ra. Tuy nhiên, vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn là một bài toán khó cần có lời giải. Giải pháp nào phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL thích ứng với hạn mặn nói riêng, cũng như trong biến đổi khí hậu nói chung? Nội dung này sẽ được ông Cao Văn Trọng, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu cùng bàn luận trong chương trình.
Khách mời là Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái trao đổi các giải pháp để giúp đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với hạn mặn nghiêm trọng.
Như Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề cập ở 2 bài trước, những ngày qua, các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân vùng ĐBSCL đã tận tâm, tận lực chống chọi với hạn mặn. Tuy nhiên, vấn đề hạn mặn hiện nay không còn theo chu kỳ, quy luật mà rất bất thường khi nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông khan hiếm. Đối với vùng Châu thổ Cửu Long thì công tác phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập phải từng bước thích nghi. Tư duy đó đã được thể hiện trong Nghị quyết 120 của Chính phủ về việc ĐBSCL chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Phần cuối của loạt bài về vấn đề này, nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú khu vực ĐBSCL có bài: Đồng bằng sông Cửu Long vừa “phòng chống” vừa thích nghi với hạn mặn.
Đang phát
Live