Sáng nay, khoảng 3 triệu học sinh các cấp ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL bước vào năm học mới. Hầu hết các trường đều tổ chức lễ khai giảng năm học mới ngắn gọn nhằm phòng ngừa dịch bệnh Covid- 19. Nhóm phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực ĐBSCL phản ánh.
Hiện nay, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng từ 20 đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu vui đối với doanh nghiệp và người dân vùng ĐBSCL, khi nơi đây đang chiếm phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Không chỉ giá xuất khẩu gạo tăng, mà giá bán lúa của người dân tại ruộng tăng từ 200 - 400 đồng/kg. Ghi nhận của phóng viên Phạm Hải – Phan Ánh.
Mấy ngày gần đây, giá lúa gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng cao, thị trường tiêu thụ hút hàng. Vụ lúa Hè thu này, nông dân và doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo trong khu vực đều phấn khởi. Nhóm PV thường trú khu vực ĐBSCL phản ánh.
- Chính phủ chủ trương "khoanh vùng với bán kính vừa đủ để dập dịch COVID-19, đồng thời vẫn đảm bảo sản xuất, kinh doanh, thông thường".- Tỉnh Lâm Đồng ghi nhận ca bệnh bạch hầu đầu tiên trong bối cảnh đang khẩn trương đối phó với dịch COVID-19 khi tập trung cách ly hàng chục người tiếp xúc gần với Giám đốc người Nhật Bản nghi mắc COVID-19.- Mưa hoàn lưu sau bão số 2 gây nhiều thiệt hại tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.- Hơn 300 tù nhân vẫn đang bỏ trốn sau khi khoảng 300 tay súng thuộc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) hôm nay tấn công một nhà tù ở miền Đông Afghanistan.- Ngoại trưởng Li-băng từ chức để phản đối cách chính phủ nước này giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.- Các nhà nghiên cứu Singapore vừa phát triển "da điện tử" có khả năng cảm nhận như da thật. Thành công này được kỳ vọng sẽ cho phép những người lắp chi giả có thể cảm nhận được đồ vật, kết cấu vật liệu, nhiệt độ hay thậm chí là cảm giác đau như người thường.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày (1/8) tới đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Vùng ĐBSCL đang có lợi thế lớn khi những mặt hàng nông sản rộng cửa và đón ưu đãi về thuế khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này doanh nghiệp cần phải thay đổi sản xuất, chuẩn hóa chuỗi giá trị để đáp ứng được yêu cầu khắt khe mà các nước Liên minh Châu Âu đặt ra. Ghi nhận của phóng viên Phạm Hải.
- Đẩy mạnh xuất khẩu trái cây 6 tháng cuối năm 2020.- ĐBSCL “đối đầu” với sạt lở.- Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại vùng trọng điểm nuôi lợn ở Lào Cai.- Chủ động phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trước mùa mưa bão.- Sạch, chất lượng giúp thanh long ruột đỏ có được thị trường.
Sau đợt hạn mặn khốc liệt 2020, nhà vườn ở khu vực ĐBSCL lại đổ xô trồng mít. Đây là loại cây ăn trái dễ trồng, chi phí thấp và có khả năng chống chịu với khô hạn. Tuy nhiên, diện tích tăng cao; trong khi đó đầu ra chưa ổn định, nguy cơ dẫn đến "cung vượt cầu", khó khăn về thị trường tiêu thụ. Nhật Trường, PV Đài TNVN thường trú khu vực ĐBSCL có bài cảnh báo về thực trạng này.
Cùng với nỗi lo về hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, xói lở bờ sông, bờ biển diễn ra nghiêm trọng đang ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội toàn vùng ĐBSCL. Tình trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp ở dọc theo các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, các nhánh sông chính và cả bờ biển với gần 600 điểm sạt lở, tổng chiều dài lên đến trên 800 km… Nhiều km đường, nhà cửa của người dân đã bị “hà bá” nuốt chửng chỉ sau một đêm. Làm thế nào để phòng tránh nguy cơ sạt lở và ổn định cuộc sống cho người dân vùng ĐBSCL? Ông Tăng Quốc Chính, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT cùng bàn về nội dung này.
Từ những vết sụt lún ban đầu, ngày 26/6, 5 căn nhà tại khu vực 5, phường An Bình, quận Ninh Kiều đồng loạt đổ sụp xuống sông Cần Thơ. Ông Nguyễn Quý Ninh - Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ, cho biết, trước khi xảy ra sạt lở, những hộ dân tại đây đã được di dời đến nơi an toàn, không xảy ra thiệt hại về người. Phóng viên Thanh Tú – Thường trú khu vực ĐBSCL, đưa tin.
- Việt Nam đã cho nhập lợn sống về để đảm bảo nguồn cung trong nước, nhằm từng bước ổn định thị trường. Tuy nhiên, chính sách này liệu có hạ nhiệt được giá thịt lợn như hiện nay và còn những lo lắng nào kéo theo? - ĐBSCL: Khắc phục hạn mặn vườn cây đặc sản.
Đang phát
Live