Chương trình phát thanh tiếng Khmer - Đài Tiếng nói Việt Nam từ lâu đã trở thành một trong những kênh thông tin quan trọng, là người bạn thân thiết, gần gũi đối với đồng bào Khmer Nam bộ. Chính vì vậy, những ngày qua, nhất là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng, những người thực hiện chương trình đã đón nhận những tình cảm, thăm hỏi, động viên; đồng thời mong muốn Chương trình phát thanh tiếng Khmer ngày càng hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của đồng bào Khmer. Ghi nhận của nhóm phóng viên Cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xảy ra đã tác động đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó thương mại - dịch vụ, du lịch rơi vào tình trạng “đóng băng”. 4 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến ĐBSCL giảm gần 42%, khách lưu trú giảm 50%, tổng doanh thu giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tiềm năng dồi dào và là điểm đến an toàn, để kích cầu du lịch sau dịch Covid-19, nhiều địa phương tại ĐBSCL đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi lại ngành công nghiệp không khói này. Nhóm phóng viên tại ĐBSCL thực hiện loạt bài “ĐBSCL nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp không khói sau dịch bệnh Covid-19”.
- Một số biện pháp chăm sóc đàn gia súc gia cầm tránh khỏi dịch bệnh.- Nhìn lại 6 tháng ngành nông nghiệp.- ĐBSCL ứng phó với sạt lở đất và xâm nhập mặn.- Những kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới thành công tại tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Bình.
- ĐBSCL: Sau hạn mặn khẩn trương khắc phục vườn cây ăn trái.- Mô hình vải an toàn ở Thanh Hà phát huy hiệu quả.- Phòng ngừa thiệt hại nuôi trồng thủy sản mùa mưa bão.- Kiến thức ứng phó với bão và sự cố trên biển cho ngư dân.
Hiện nay, vùng ĐBSCL đã bước vào mùa mưa, đây cũng là thời điểm mà chính quyền và người dân khu vực này khẩn trương khắc phục sản xuất sau đợt khô hạn lịch sử. Đặc biệt, đối với cây ăn trái thiệt hại do hạn mặn rất nặng nề và việc khắc phục lại khu vườn rất khó khăn và tốn nguồn kinh phí lớn. Nhật Trường PV Đài TNVN thường trú khu vực ĐBSCL đề cập công tác chủ động khắc phục vườn cây đặc sản sau hạn mặn tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre - nơi có diện tích cây ăn trái lớn của vùng.
Vụ lúa Thu Đông năm nay, toàn vùng ĐBSCL sẽ xuống giống 800.000 ha, tăng 75.000 ha, trong đó cơ cấu tập trung vào những giống lúa chất lượng cao, đặc sản để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Theo dự báo của ngành chức năng, hiện nay giá lúa đang ở mức cao, thị trường xuất khẩu gạo ổn định. Vì vậy việc tăng diện tích lúa Thu Đông không chỉ nắm bắt cơ hội để gia tăng lợi nhuận mà góp phần bù đắp sản lượng thiếu hụt vụ Đông Xuân vừa qua do ảnh hưởng của hạn, mặn. Ghi nhận của phóng viên Phạm Hải.
Tại TPHCM, Báo Sài Gòn giải phóng phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên –Môi trường TP.HCM họp báo Chiến dịch Tiêu dùng xanh TPHCM năm 2020. Chiến dịch diễn ra từ ngày 6/6 đến 30/6/2020 với 3 mục tiêu chủ yếu, trong đó có mục tiêu vận động tài trợ 1 triệu lít nước ngọt cho người dân ĐBSCL. Tin của Lệ Hằng, phóng viên thường trú tại TPHCM:
Mấy ngày gần đây, trong khi giá gạo “dậm chân tại chỗ” thì giá lúa liên tục tăng, nông dân rất phấn khởi nhưng doanh nghiệp ngại thu mua. PV Nhật Trường đưa tin.
Hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm nay được đánh giá có mức độ gay gắt và khốc liệt, thậm chí là vượt mốc lịch sử năm 2016, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp- một trong những thế mạnh của vùng. Báo cáo của ngành nông nghiệp cho thấy, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ước tính làm thiệt hại khoảng gần 39.000 ha diện tích sản xuất lúa, cùng nhiều diện tích cây trồng khác... Trước tình hình này, các chuyên gia nhấn mạnh, sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL phải tính đến bài toán thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khâu nghiên cứu, chọn tạo giống, cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm ra những giải pháp công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật...
Hôm nay (4/5), các địa phương trong khu vực ĐBSCL đã cho phần lớn học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ để phòng ngừa dịch bệnh Covid - 19. Nhóm phóng viên khu vực ĐBSCL phản ánh:
Đang phát
Live