Doanh nghiệp và người dân trồng lúa ở ĐBSCL phấn khởi khi Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo trở lại từ ngày 1/5. Hiện tại, trà lúa hè thu sớm còn khoảng 1 tháng nữa mới bước vào thu hoạch, nhưng thời điểm này thương lái đã vào tận đồng để đặt cọc, thu mua. Với giá lúa ổn định từ 5.000 đến 5.600/1kg lúa tươi, thì người dân tiếp tục có lãi. Phản ánh của phóng viên Phạm Hải, thường trú Đài TNVN tại ĐBSCL.
Hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra rất nghiêm trọng trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Việc tìm ra các giải pháp để tiếp tục ứng phó trước mắt và lâu dài với tình hình trên là nhiệm vụ quan trọng mà các cấp, các ngành, địa phương liên quan cần đặc biệt quan tâm.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bàn phương án xuất khẩu gạo.- 12 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng. Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Việt Nam cơ bản đã đẩy lùi được dịch COVID-19. Đây là thời điểm tìm cách tháo gỡ khó khăn, phục hồi kinh tế.- Lần đầu tiên công bố sách trắng Hợp tác xã ở nước ta, trong đó nhấn mạnh: hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng, dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, với tổng nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh đạt hơn 220 nghìn tỉ đồng.- Những nghi vấn về trục lợi từ việc mua máy xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại một số địa phương cho thấy những lổ hổng trong việc kiểm soát việc mua sắm trang thiết bị y tế tại nước ta.- New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố đạt được mục tiêu "loại bỏ" virus SARS-CoV-2.- Mỹ tiếp tục là tâm dịch COVID-19 của thế giới. Dù thừa nhận một số sai sót của Tổ chức Y tế thế giới, song Hạ viện Mỹ vẫn tiến hành 1 cuộc điều tra việc Tổng thống Mỹ cắt viện trợ cho WHO.
Trong nhiều tháng qua, tình hình hạn, mặn diễn ra khốc liệt, chính quyền và người dân các địa phương Bến Tre, Tiền Giang rất quyết liệt trong công tác ứng phó với thiên tai. Từ đó, cũng đã rút ra được những kinh nghiệm sâu sắc để phòng chống hạn mặn có hiệu quả trong thời gian tới. Phóng sự của Phóng viên Nhật Trường, khu vực ĐBSCL.
Tại Cần Thơ, hàng ngàn người khó khăn, thất nghiệp được tặng lương thực thực phẩm, trong chương trình “Triệu bữa cơm” cho người khó khăn trong mùa dịch Covid-19. Phóng viên Hồng Phương, Thường trú ĐBSCL đưa tin.
Hiện, hàng chục ngàn tấn gạo của các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang nằm tại cảng, không thể đăng ký khai hải quan điện tử xuất khẩu. Hàng ứ đọng tại cảng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp tiếp tục phải gánh thêm chi phí về kho, bãi; từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng mỗi ngày. Gạo để lâu còn ảnh hưởng đến chất lượng và chưa biết khi nào có thể giao hàng cho đối tác, nguy cơ phải đền hợp đồng. Phản ánh của nhóm phóng viên Phạm Hải - Nhật Trường và Phan Ánh:
Hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang diễn ra gay gắt và khốc liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng nông nghiệp và đời sống của người dân. Trước thực trạng này, các chuyên gia nông nghiệp cho biết, đã đến lúc nông nghiệp Việt Nam phải tính đến bài toán thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong khâu nghiên cứu, chọn tạo giống, tìm ra những giải pháp công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Trong chương trình chuyên gia của bạn hôm nay Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng- Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam cùng bàn về vấn đề này.
Từ ngày 11/4, Chính phủ cho phép tái xuất khẩu gạo trong tháng 4 với số lượng 400.000 tấn. Các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo và nhà nông dân của cả vùng ĐBSCL rất phấn khởi. Tuy nhiên đến hôm nay (13/4), các doanh nghiệp trong vùng, cụ thể như ở tỉnh Tiền Giang như đang “ngồi trên đống lửa” vì chưa thông quan, xuất khẩu được gạo. Phản ánh của phóng viên Nhật Trường:
Mùa khô năm nay, ĐBSCL đối diện với hạn mặn khốc liệt, ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân ở vùng đất được xem là rất trù phú và thuận lợi. Liệu có phải từ nay trở đi khu vực này sẽ càng ngày càng khan hiếm nước? Về lâu dài nên chọn lối đi nào cho một vùng đất mệnh danh là miền sông nước trù phú? Hạn mặn gay gắt ở ĐBSCL đặt ra yêu cầu bức thiết về một chiến lược ứng phó thích hợp để đảm bảo vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia phát triển bền vững. Giáo sư – Tiến sỹ Vũ Trọng Hồng, chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT bàn về nội dung này.
- Giải pháp thích ứng, sản xuất thắng lợi trước hạn mặn ở ĐBSCL.- Hướng dẫn vệ sinh, khử trùng chuồng trại phòng chống dịch trên gia cầm.
Đang phát
Live