Dịch bệnh Covid-19 kéo dài 2 năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động. Cùng với quyết sách mạnh mẽ, kịp thời của Chính phủ, các cấp, ngành cũng đã tích cực triển khai nhanh chóng các giải pháp cụ thể, hiệu quả để người lao động sớm ổn định cuộc sống. Trung tâm Dịch vụ việc làm của các tỉnh, thành phố là một trong những đơn vị trực tiếp triển khai chính sách hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, kết nối tìm việc làm mới, đào tạo nghề
Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa được tỉnh Thái Nguyên triển khai trên diện rộng. Qua đó khó khăn về khoảng cách địa lý từ vùng miền núi đến miền xuôi đã được ngắn lại, góp phần hay đổi tập quán sinh hoạt, sản xuất của bà con.
Người dân xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng đón Tết Dương lịch năm 2022 trong niềm vui an lành, phấn khởi vì người dân đã vượt qua dịch Covid – 19 bùng phát lần thứ 4 trong xã; đưa địa phương nơi xuất hiện ổ dịch đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng sớm trở lại vùng xanh, vùng an toàn dịch bệnh, giúp bà con yên tâm trong sinh hoạt, thuận lợi trong lao động, sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống.
Với hy vọng sớm đổi đời nhưng vì thiếu hiểu biết pháp luật, không ít đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt tại khu vực biên giới giáp ranh với các nước bạn Lào và Campuchia, bị đối tượng phạm tội ma túy lôi kéo vận chuyển thuê ma túy cho chúng. Làm sao để tuyên truyền, vận động người dân cảnh giác, không bị các đối tượng lợi dụng, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần xây dựng đời sống cho bà con đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn là vấn đề cần được quan tâm. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe tiểu phẩm “Tiếng sáo Giàng A Páo” để hiểu thêm về câu chuyện này:
- Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện - Lợi ích khi về già.- Chính sách dạy nghề tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Từ nhiều năm nay, vùng dân tộc thiểu số vẫn là nơi tồn tại 5 nhất, đó là vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ người nghèo cao nhất. Từ thực tế đó, các chính sách, pháp luật đều dành những quy định riêng, có tính đặc thù giúp đồng bào dân tộc miền núi khắc phục được những khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đối tượng này khá nhiều, đa dạng và được nhiều lần sửa đổi song qua tổ chức thực hiện vẫn còn những bất cập.
Bảo hiểm Xã hội thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã giải quyết hơn 95.000 hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần với số tiền chi trả là hơn 6.000 tỷ đồng. Tính chung cả nước, đến hết tháng 10/2021, có hơn 700.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng gấp 1,5 lần. Bối cảnh khó khăn do đại dịch là nguyên nhân cơ bản song thực tế này khiến đặt ra câu hỏi tại sao chính sách bảo hiểm xã hội chưa đủ sức níu kéo người lao động? Vậy chính sách bảo hiểm xã hội cần được điều chỉnh như thế nào để khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
- Nhiều điểm mới về chính sách bảo hiểm an toàn lao động bệnh nghề nghiệp.- Tham quan bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam ở Hoà Bình.
Những câu chuyện không thể quên trong đại dịch - Tuyên Quang: Nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số nhờ Bảo hiểm y tế - Tuyên Quang: Phấn đấu 100% Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
Hành vi công ty trốn đóng BHXH xảy ra rất phổ biến trong nhiều năm qua. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 có bổ sung tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với mức chế tài nghiêm khắc như đối với những cá nhân có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, không đóng, đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm thì có thể bị phạt tù đến 1 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng thậm chí còn có thể phạt ở khung cao hơn, phạt tù đến 7 năm và hành chính đến 1 tỉ đồng. Đầu năm nay, BHXH TP Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ 76 doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN sang cơ quan Công an để xử lý theo Điều 216 của Bộ luật Hình sự với số tiền trốn đóng 154 tỷ đồng; Thế nhưng, hiện vẫn chưa khởi tố được vụ việc nào. Tại sao lại khó xử lý hình sự tội trốn đóng bảo hiểm xã hội đến vậy và cần phải có giải pháp gì để cải thiện thực trạng này? Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)