- Thêm nhiều vùng tại Nghệ An, Hà Tĩnh bị ngập chìm trong nước. Hồ Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh tăng lưu lượng xả tràn lên 300 m3/s, gấp 30 lần so với lưu lượng xả ngày 30/10.- Công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong các vụ sạt lở núi ở Quảng Nam thêm phần gian nan do trời mưa và lực lượng chức năng vẫn chưa thể thông đường.- Trên biển, Hệ thống Đài thông tin duyên hải tiếp tục phát sóng tìm kiếm cứu nạn để các phương tiện trên biển phối hợp tìm kiếm 23 ngư dân tỉnh Bình Định mất tích trong bão số 9.- Gần 13 tỷ đồng là số tiền thu ủng hộ đồng bào miền Trung thông qua Chương trình nghệ thuật thiện nguyện “ Thương về miền Trung” do Đài TNVN tổ chức.- Số ca mắc COVID-19 toàn cầu tăng gần 25% trong chưa đầy 2 tuần qua, và vượt mốc 45 triệu trường hợp. Nhiều nước tái áp đặt các biện pháp đóng cửa nhằm kiểm soát tốc độ lây nhiễm.- Thổ Nhỹ Kỳ: Động đất khiến hàng trăm người thương vong.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa phê chuẩn lệnh ngừng bắn do các bên tham chiến tại Libya đạt được cuối tuần qua, đồng thời kêu gọi các bên hãy thực thi cam kết này một cách trọn vẹn. Các thành viên Hội đồng bảo an hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn vừa được ký ở Giơ-ne-vơ dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và kêu gọi các bên hãy quyết tâm đạt được giải pháp chính trị cho Libya trong cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/11 tới tại Tuynidi. Trước đó, thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn cho Libya đạt được sau 5 ngày đàm phán với Liên hợp quốc đóng vai trò trung gian. Thỏa thuận này là “bước ngoặt” quan trọng hướng tới hòa bình và ổn định đối với đất nước Bắc Phi vốn đã hứng chịu những hậu quả nặng nề do chiến tranh kéo dài. Để có thêm thông tin về thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn Libya, BTV Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại khu vực Trung Đông.
Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt. H Xíu, PV Đài TNVN thường trú Tây Nguyên đưa tin.
- Ấm tình đồng bào nơi lũ dữ miền Trung.- Dạy con lòng nhân ái, biết yêu thương, sẻ chia... nền tảng hình thành nhân cách tốt cho trẻ trong tương lai.- Dự án "Rô-bốt cá heo" của Mỹ với công nghệ kỹ xảo cơ khí với mong muốn thay đổi thực trạng sử dụng cá heo sống trong biểu diễn
Trong những ngày vừa qua, tình hình mưa bão, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung nước ta diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống nhân dân và kinh tế xã hội của địa phương. Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến tối ngày 18/10/2020, mưa lũ tại miền Trung đã làm 84 người chết, 38 người mất tích, gần 53.000 ngôi nhà bị ngập, hơn 11.500 hộ dân phải di tản. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về việc nhân dân trong và ngoài nước tiếp tục động viên, giúp đỡ người nghèo, người gặp hoạn nạn khó khăn và đồng bào vùng lũ, sáng nay (19/10/2020) tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức phát động và thực hiện ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt đối với toàn thể CBNV tập đoàn.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Sugaa Yoshihide.- Huy động tối đa nhân lực để tìm kiếm nạn nhân tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, tuyến đường dẫn vào khu vực bị sạt lở nơi đóng quân của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337, Quân khu 4 đã được thông xe.- Lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 17 thi thể cán bộ, chiến sỹ trong vụ sạt lở đất tại khu vực này.- Lực lượng Cảnh sát giao thông cảnh báo các phương tiện giao thông hạn chế đi qua Quốc lộ 1A đoạn qua các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh do tuyến đường này có nơi ngập sâu hơn 1m.- Nhiều tổ chức, cá nhân quyên góp ủng hồ đồng bào miền Trung bị thiệt hại nặng nề bởi mưa lũ.- Liên hợp quốc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran bất chấp sức ép từ Mỹ là một thành quả của Thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015.
Những ngày này, cả nước hướng về khúc ruột miền Trung, nơi đồng bào mình đang gồng mình trong lũ lụt. Miền Trung gian khó, hướng ra biển là khúc “đòn gánh” gánh hai đầu đất nước gần như năm nào cũng phải oằn mình chịu những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Những hình ảnh đau thương về đồng bào mình phải vật vả vật lộn trong mưa lũ đang khiến chúng ta thức tỉnh: thức tỉnh về nghĩa đồng bào và cả cách chúng ta đang ứng xử với thiên nhiên. Bình luận của BTV Mỹ Hà.
75 năm trước, khi câu hỏi mộc mạc, chân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” được cất lên vào thời khắc thiêng liêng khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, muôn triệu trái tim Việt cùng hô vang “có”, như đồng lòng đáp lời gọi non sông. Bằng sự đồng lòng đó, 75 năm qua, hàng chục triệu người dân Việt Nam đã sát cánh bên nhau, cùng nhau dựng xây “non sông nghìn thuở vững âu vàng”. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, nghĩa đồng bào ngày càng thêm bền chặt, từ những em nhỏ đều biết, trong 5 điều Bác Hồ dạy, “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” là điều đầu tiên phải nhớ. Biết thế nào là “lá lành đùm lá rách”, biết “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Biết lúc hoạn nạn, khi khốn khó, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo cho đồng bào mình. Đặc biệt, trong “thử thách” mang tên Covid-19, càng thấy rõ hơn ý nghĩa và vai trò cảu tinh thần đoàn kết. Từ Lời kêu gọi toàn dân chống đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Lời kêu gọi đó đã “chạm” đến trái tim của tất cả mỗi người dân Việt Nam, càng cho thấy mỗi người dân với tinh thần đoàn kết cần nhất trí một lòng- “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. Chương trình hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại để cảm nhận sâu sắc hơn hai chữ ĐỒNG BÀO thật thiêng liêng và kỳ diệu với sự tham gia của vị khách mời là Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Thành công từ mô hình xóa đói, giảm nghèo - Những ghi nhận thực tế tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.- Miền núi Nam Trà My: Nghĩa đồng bào giữa đại dịch Covid-19.
Được xem là địa phương có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất trong tỉnh Sóc Trăng với hơn 92%, lại nằm ở vùng sâu, vùng xa, trước đây, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú kinh tế hạ tầng cơ sở rất yếu kém, sản xuất lạc hậu, đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây, ý thức của người dân trong làm kinh tế từng bước tiến bộ, đưa đời sống gia đình được nâng cao. Ghi nhận của Thạch Hồng, PV Đài TNVN tại khu vực ĐBSCL:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)